Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Tính khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc).
CuCl2 -đp dung dịch→ Cu + Cl2↑
Áp dụng công thức có:
mCu = (64×5×2720)/(2×96500) = 4,512 g → nCl2 = nCu = 4,512/64 = 0,0705 mol
VCl2 = 0,0705 × 22,4 = 1,5792 lít
Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.
Thể tích dung dịch HCl dùng cho cả 2 phản ứng bằng nhau, nên có cùng số mol. Kí hiệu X, Y là khối lượng mol nguyên tử của 2 kim loại.
Phương trình hoá học của phản ứng :
2X + 2nHCl → 2XCln + nH2 ↑
nH2 = 0,672 /22,4 = 0,O3 mol
Theo đề bài: 0,06/n x X = 1,95 → X = 32,5n
Kẻ bảng
n | 1 | 2 | 3 |
X | 32,5 | 65 | 97,5 |
Vậy X là Zn
Y2Om + mHCl → YClm + mH2O
Theo đề bài, ta có:
(2Y + 16m) = 1,6 → Y = 56/3.m
Kẻ bảng
m | 1 | 2 | 3 |
Y | 56,3 | 112/3 | 56 |
Vậy Y là Fe.
Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.
b) Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ?
c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng.
a) CM = 0,464M
b) Trong 1 ml dung dịch CuSO4 có :
nCu2+ = nSO2- = nCuSO4 = 0,464.10-3 (mol)
Số ion Cu2+ = số ion SO42-= 0,464.10-3.6,02.1023 = 2,793.1020 (ion)
c) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
nCu 2+ = 0,0232 mol ; mFe = 1,2992 g ; mCu = 1,4848 g.
Điện phân dung dịch bạc nitrat với cường độ dòng điện là 1,5 A, thời gian 30 phút, khối lượng bạc thu được là
Áp dụng định luật Faraday m = A.I.t/n.F=108.1,5.30.60/(1.96500)= 3,02 gam.
Trong công nghiệp, người ta điều chế oxi bằng cách nào?
Trong công nghiệp, người ta điều chế oxi bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, caosu, protein.
Chất X là protein
Vì thành phần phân tử của tinh bột, benzen, chất béo và cao su chỉ gồm các nguyên tố C, H và O (có thể có O) nên khi đốt cháy sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O.
Còn thành phần phân tử của protein ngoài C, H, O còn có N nên khi đốt cháy protein ngoài sản phẩm là CO2 , H2O còn thu được N2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.