Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.


Đáp án:

mCu = (80.80)/100 = 64g

nCu = 64/64 = 1 mol nguyên tử Cu.

mO = (20.80)/100 = 16g

nO = 16/16 = 1 mol nguyên tử O.

Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.

Do đó công thức của oxit đồng màu đen là CuO.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+ , 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,05 mol HCO3-, 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+ , 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,05 mol HCO3-, 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào ?


Đáp án:

Cốc nước trên chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-

⇒ Thuộc nước cứng toàn phần (có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu)

Xem đáp án và giải thích
Bài toán amino axit tác dụng với axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2, một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là


Đáp án:
  • Câu A. NH2-[CH2]3-COOH

  • Câu B. NH2-[CH2]2-COOH

  • Câu C. NH2-[CH2]4-COOH

  • Câu D. NH2-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X là :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X là gì?


Đáp án:

nC = 6,72/22,4 = 0,3 (mol); nH = 8,1.2/18 = 0,9 (mol)

Số mol nguyên tử N = 1,12.2/22,4 = 0,1 (mol)

Hợp chất đơn chức ⇒ nX = nN = 0,1 mol

mO = 5,9 – 0,3.12 – 0,9.1 – 0,1.14 = 0 ⇒ Phân tử không có O

CTPT: CxHyNz

x:y:z = 0,3 : 0,9 : 0,1 = 3 : 9 : 1

⇒ Phân tử khối của hợp chất = 5,9/0,1 = 59

⇒ Công thức phân tử C3H9N

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch: AgNO3,Pb(NO3)2,Cu(NO3)2,Zn(NO3)2,Ba(NO3)2.Hãy trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch: Ba(NO3)2. Hãy trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch trên.





Đáp án:

- Nhận biết được dung dịch chứa cation Cu2+ có màu xanh.

- Nhận biết dung dịch có chứa cation Ag bằng anion , thí dụ dung dịch NaCl, cho kết tủa màu trắng không tan trong axit HNO3 và H2SO4. Đưa kết tủa đó ra ánh sáng sẽ hoá đen. Với  tạo PbCl2, màu trắng, ít tan, đưa ra ánh sáng không hoá đen.

- Nhận biết dung dịch có chứa cation Zn2+ bằng dung dịch NH3 cho kết tủa màu trắng sau đó tan trong dung dịch NH3 dư:

+4

- Nhận biết dung dịch có chứa cation Pb2+ bằng dung dịch chứa anion S2, thí dụ dung dịch Na2S, cho kết tủa màu đen.

Còn lại là dung dich Ba(NO3)2, có thể khẳng định dung dịch có chứa cation Ba2+ bằng dung dịch chứa anion CO32,thí dụ dung dịch Na2CO3, cho kết tủa trắng BaCO3 tan trong dung dịch axit như 




Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A. a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A. b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.

a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.

b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Ta có: nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 58 / 250 = 0,232 mol.

C(CuSO4) = 0,232 / 0,5 = 0,464M.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

nFe= nCuSO4 = 0,232 mol.

mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…