Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi bao nhiêu?
n Ba(OH)2 = 0,054 mol ⇒ nBa2+ = 0,054 mol; nOH- = 0,108 mol
CO32- + Ba2+ → BaCO3↓
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Ta có: nBa2+ > nCO32- ⇒ nBaCO3 = 0,025 mol
n NH4+ > n OH- ⇒ nNH3 = nOH- = 0,108 mol
Khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm đi = mNH3 + mBaCO3
= 0,025.197 + 0,108.17 = 6,761g
Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.
– Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí và nước.
– Mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric:
Đốt lưu huỳnh trong không khí để sản xuất lưu huỳnh đioxit:
S + O2 → SO2
Oxi hóa SO2 (V2O5) để sản xuất SO3:
2SO2 + O2 → 2SO3
Cho SO3 tác dụng với H2O để sản xuất H2SO4:
SO3 + H2O → H2SO4.
Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?
Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có 6 loại phân tử O2 đó là:
phân tử oxi là: 16O- 16O, 16O- 17O, 16O- 18O, 17O- 17O, 17O- 18O, 18O- 18O
Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc nhóm mấy, chu kì mấy?
P + N + E = 13 ⇒ 2P + N = 13
P < N < 1,5P
⇒ 3,7 < P < 4,3 ⇒ P = E = 4 ⇒ cấu hình e: 1s22s2 ⇒ chu kì 2 nhóm IIA
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Giải
Cách 1.
Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :
MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol
nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol
nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).
Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :
nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol
m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam
Cách 2
Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)
Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4
=> ta có: 12x + 4 = 34
=> x = 2,5
Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)
C2,5H4 + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O
0,025 → 0,0625 → 0,05 (mol)
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)
Cho sơ đồ sau:
benzen -+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 -+Br2(1:1)/Fe, to→ A2.
Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?
A1 là nitro benzen, -NO2 là nhóm hút e ⇒ ưu tiên thế vị trí meta
A2 là m-brom nitro benzen
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.