Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Phương trình phản ứng :

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

Glucozo   ---------> 2Ag

Số mol glucozo nC6H12O6 = 18/180 = 0,1 mol

nAg = 2.nC6H12O6 = 0,2 mol = nAgNO3

Khối lượng bạc thu được mAg = 0,2.108 = 21,6 (g)

Khối lượng bạc nitrat cần dùng mAgNO3 = 0,2.170 = 34 (g)

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoàn thành 2 bảng sau: STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 Na 2 Ca 3 Mg 4 Fe (Hoá trị II) 5 Fe (Hoá trị III) STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 S (Hoá trị VI) 2 P (Hoá trị V) 3 C (Hoá trị IV) 4 S (Hoá trị IV)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành 2 bảng sau:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na        
2 Ca        
3 Mg        
4 Fe (Hoá trị II)        
5 Fe (Hoá trị III)        

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI)        
2 P (Hoá trị V)        
3 C (Hoá trị IV)        
4 S (Hoá trị IV)        

Đáp án:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na Na2O Natri oxit NaOH Natri hidroxit
2 Ca CaO Canxi oxit Ca(OH)2 Canxi hidroxit
3 Mg MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magie hidroxit
4 Fe (Hoá trị II) FeO Sắt(II) oxit Fe(OH)2 Sắt(II) hidroxit
5 Fe (Hoá trị III) Fe2O3 Sắt(III) oxit Fe(OH)3 Sắt(III) hidroxit

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI) SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 Axit Sunfuric
2 P (Hoá trị V) P2O5 Đi photpho pentaoxit H3PO4 Axit photphoric
3 C (Hoá trị IV) CO2 Cacbon đioxit H2CO3 Axit cacbonic
4 S (Hoá trị IV) SO2 Lưu huỳnh đioxit H2SO3 Axit Sunfurơ

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là bao nhiêu?


Đáp án:

17 electron sẽ phân bố trên các lớp là 2/8/7.

Vậy số phân lớp là 5.

Xem đáp án và giải thích
Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.

Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.


Đáp án:

Phương trình chữ của phản ứng:

Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.

Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.

Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng thực tế của chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?


Đáp án:
  • Câu A. CO2.

  • Câu B. CO

  • Câu C. CH4

  • Câu D. N2.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là


Đáp án:

Giải

Ta có Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,03 mol

X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)

 mX = 24a + 56b +  0,03.116 = 4,4

3,8 gam rắn gồm MgO, Fe2O3 nên ta có:

mrắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8 

→ a = 0,015; b = 0,01

→ Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)

nKOH = 0,16. Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 mol

→ mKNO2 = 13,6g > 13,165g: Vô lý, suy ra KOH còn dư. 

→ Chất rắn gồm KNO2 (x) và KOH dư (y) 

→ 85x + 56y = 13,165 và x + y = 0,16 =>  x = 0,145; y = 0,015

Ta có: 2x + 3(y + 0,03) = 0,15 > x = 0,145 mol nên Y chứa Fe2+ => HNO3 hết

Y chứa Mg2+ (0,015 mol), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145 mol)

nHNO3 = (20.56,7%)/63 = 0,18 mol

→  nH2O= 0,09 mol

Bảo toàn khối lượng → mZ = 2,53g

→ mddY = mX + mddHNO3 - mZ = 21,87g 

→  C%Mg(NO3)2 = 10,15%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…