Dựa vào độ âm điện, hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào trong dãy nguyên tố sau: O, Cl, S, H.
Độ âm điện của O; Cl; S; H lần lượt là: 3,44; 3,16; 2,58; 2,2.
Nhận xét: Tính phi kim giảm dần (O > Cl > S > H).
Câu A. 69,4%.
Câu B. 31,0%.
Câu C. 69,0%.
Câu D. 30,5%.
Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?
Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?
Câu A. Cu2+
Câu B. Fe3+
Câu C. BrO-
Câu D. Ag+
Viết phương trình hoá học của các phản ứng để minh hoạ:
a) Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit.
b) Axit axetic là một axit yếu nhưng vẫn mạnh hơn axit cacbonic, còn phenol là một axit yếu hơn axit cacbonic.
a) CH3COOH có tính chất đầy đủ của một axit.
CH3COOH + H2O ⇔ CH3COO- + H3O+. Làm quỳ tím hóa đỏ.
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3-COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
b) 2CH3-COOH + Na2CO3 → 2CH3-COONa + CO2 + H2O
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi nguyên tử X có bao nhiêu hạt nơtron?
Gọi các hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40 nên p + n + e = 40 (1)
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e thay vào (1) ta được:
2p + n = 40 (2)
Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 nên:
(p + e) – n = 12 hay 2p – n = 12 (3)
Từ (2) và (3) ta sử dụng máy tính giải hệ phương trình được: p = 13 và n = 14.
Vậy X có 14 nơtron trong nguyên tử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.