Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) trong khí oxi (vừa đủ). Sản phẩm thu được sau phản ứng là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) trong khí oxi (vừa đủ). Sản phẩm thu được sau phản ứng là gì?


Đáp án:

Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 --t0-->  CO2 ↑+ 2H2O

Sản phẩm thu được là: CO2 và H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Tìm m?


Đáp án:

 X có dạng CnH2n+1N

2CnH2n+1N+(6n+1)/2 O2  --->2nCO2+(2n + 1)H2O + N2

nC = nCO2 = 41,8 : 44 = 0,95

nH = 2nH2O = 2.(18,9/18) = 2,1

 nN = nX = 2 × (nH2O - nCO2) = 2 × (1,05 - 0,95) = 0,2 mol.

  mX = m C+ m H+ mN = 0,95 × 12 + 2,1 × 1 + 0,2 × 14 = 16,3 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).


Đáp án:

- C6H5OH + 3H2→C6H11OH

- Cho hỗn hợp C6H5OH và C6H11OH tác dụng với dung dịch NaOH đặc. Phenol tác dụng tạo muối, tác lớp chìm xuống dưới, C6H11OH không phản ứng nổi lên trên. Chiết thu được C6H11OH và C6H5ONa. Thổi khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa. Phenol tách lớp nổi lên trên, chiết thu được phenol.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + CO2+H2O → C6H5OH + NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

Z = 20: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;

Z = 21: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 ;

Z = 24: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 ;

Z = 29: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;

Z = 30: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 ;

Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.

Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d.

Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bán bão hòa (phân lớp 3d có 5e) và bão hòa (phân lớp 3d có đủ 10e).

Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB và nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.

Xem đáp án và giải thích
Tính khử của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải):

Đáp án:
  • Câu A. Fe, Al, Mg

  • Câu B. Al, Mg, Fe

  • Câu C. Fe, Mg, Al

  • Câu D. Mg, Al, Fe

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa 3 chất A, B, C đều là đồng đẳng của benzen (các khối lượng mol : MA < MB < Mc), trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau 2 chất trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 48,8 g hỗn hợp X cần dùng vừa hết 153,6 g 02. 1. Xác định công thức phân tử của A, B, C biết rằng chất B không có đồng phân là hợp chất thơm. 2. Hãy tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa 3 chất A, B, C đều là đồng đẳng của benzen (các khối lượng mol : MA < MB < Mc), trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau 2 chất trong dãy đồng đẳng.

Để đốt cháy hoàn toàn 48,8 g hỗn hợp X cần dùng vừa hết 153,6 g 02.

1. Xác định công thức phân tử của A, B, C biết rằng chất B không có đồng phân là hợp chất thơm.

2. Hãy tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.





Đáp án:

1. Trong dãy đồng đẳng của benzen, chỉ có C6H6 và C7H8 là không có đồng phân là hợp chất thơm.

A và B ở trong dãy đó và MA < MB vậy A là C6H6 và B là C7H8.

Chất C cách chất A hai chất trong dãy đồng đẳng nghĩa là chất C phải hơn chất A ba nguyên tử cacbon. Công thức phân tử chất C là .

2. Giả sử trong 48,8 g hỗn hợp X có a mol A, b mol B và c mol C ; ta có :

78a + 92b + 120c = 48,8 (1)

a = c (2)

a                7,5a

b               9b

c                 12c

7,5a + 9b + 12c =  = 4,8 (3)

Giải hệ (1), (2), (3), tìm được a = c = 0,2 ; b = 0,1.

Từ đó tính được thành phần phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp X :

C6H6 : 31,9%;  : 18,9%;  : 49,2%




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…