Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 3H2O + 2Fe

b) Số mol sắt thu được: nFe = 0,2 (mol)

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 2Fe + 3H2O

0,1 ← 0,2 (mol)

Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:

mFe2O3 = nFe2O3 . MFe2O3 = 0,1.(56.2+16.3) = 16 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa. b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa.

b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.


Đáp án:

a) Các phản ứng ở nhóm chức của anđehit và xeton:

- Phản ứng cộng hidro (phản ứng khử)

Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng hidro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng hidro tạo ra ancol bậc II

- Phản ứng với chất oxi hóa

    + Tác dụng với Br2 và KMnO4

RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr

    + Tác dụng với AgNO3/NH3

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

b) - Phản ứng có thể dùng để phân biệt andehit và xeton là phản ứng tráng gương

Ví dụ: Phân biệt anđehit axetic và axeton

Sử dụng AgNO3/NH3: Chất xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu bạc bám ở thành ống nghiệm là anđehit axetic

CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

- Hoặc có thể sử dụng nước brom: anđehit dễ bị oxi hóa nên làm mất màu nước brom, còn xeton khó bị oxi hóa

Ví dụ: phân biệt CH3COCH3 và CH3CH2CHO.

Dùng dung dịch nước brom nhận biết được CH3CH2CHO vì nó làm mất màu dung dịch nước brom.

CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr

 

Xem đáp án và giải thích
Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào


Đáp án:

Cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.

Xem đáp án và giải thích
Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+…. Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+…. Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải trên


Đáp án:

Sử dụng nước vôi dư để kết tủa hết các ion đó.

Xem đáp án và giải thích
Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể  dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các khí đó ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2NO2HF. Có thể  dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các khí đó ?



Đáp án:
  • Câu A. Ca(OH)2

  • Câu B. NaOH

  • Câu C. NH3

  • Câu D. HCl

Xem đáp án và giải thích
Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?


Đáp án:

 But -2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không, do cấu tạo của but – 2-en thỏa điều kiện tồn tại đồng phân cis – trans.

- Có chứa nối đôi C=C.

- Mỗi nguyên tử C mang liên kết đôi gắn với hai nhóm nguyên tử khác nhau.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…