Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?


Đáp án:

Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7.

Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo sơ đồ nguyênn tử các nguyên tố cho bài 8.1, hãy chỉ ra: Nguyên tử những nguyên tố nào có sự sắp xếp electron giống nhau về: a, Số lớp electron (mấy lớp). b, Số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo sơ đồ nguyênn tử các nguyên tố cho bài 8.1, hãy chỉ ra:

   Nguyên tử những nguyên tố nào có sự sắp xếp electron giống nhau về:

   a, Số lớp electron (mấy lớp).

   b, Số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).


Đáp án:

   a) Nguyên tử các nguyên tố liti, oxi, flo có cùng 2 lớp electron, nguyên tử các nguyên tố Natri, lưu huỳnh và clo cùng có 3 lớp electron.

   b) Nguyên tử những nguyên tố natri, liti cùng có số electron ùn có electron lớp ngoài cùng (1 electron).

   Nguyên tử của các nguyên tố clo và flo cùng có 7 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử các nguyên tố lưu huỳnh và oxi đều có 6e lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm a?


Đáp án:

Gọi x, y là số mol của N2 và NO trong hỗn hợp.

Quá trình cho electron

Fe - 3e → Fe3+

0,1    0,3

Cu - 2e → Cu2+

a    2a

Quá trình nhận electron:

2N+5 + 10e → N2

       1,25    0,125

N+5 + 3e → N+2

       0,375     0,125

Ta có: ∑ne cho = ∑ne nhận ⇒ 0,3 + 2a = 1,25 + 0,375

⇒ a = 0,6625 mol

 

Xem đáp án và giải thích
Cho các thí nghiệm sau: (1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; (2) H2S vào dung dịch CuSO4; (3) KI vào dung dịch FeCl3; (4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3; (5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2; (6) CuS vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm xảy phản ứng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;

(2) H2S vào dung dịch CuSO4;

(3) KI vào dung dịch FeCl3;

(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;

(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;

(6) CuS vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xảy phản ứng là


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa không hoàn toàn etilen (có xúc tác) để điều chế anđehit axetic thu được hỗn hợp X. Dẫn 2,24 lít khí X (quy về đktc) vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 16,2 gam bạc kết tủa. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính hiệu suất của quá trình oxi hóa etilen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa không hoàn toàn etilen (có xúc tác) để điều chế anđehit axetic thu được hỗn hợp X. Dẫn 2,24 lít khí X (quy về đktc) vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 16,2 gam bạc kết tủa.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Tính hiệu suất của quá trình oxi hóa etilen.


Đáp án:

Phương trình phản ứng:

   2CH2=CH2 + O2 → 2CH3CHO        (1)

Hỗn hợp X gồm: CH2=CH2 và CH3CHO

   CH3CHO + H2O + 2AgNO3 + 3NH3 → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3        (2)

Theo phương trình (2):

nC2H4 ban đầu = nC2H4 pư + nC2H4 trong X = 0,075 + 0,025 = 0,1 mol

H% = [0,075/0,1].100% = 75%

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M gồm anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (Mx < My). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2 O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M gồm anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (Mx < My). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2 O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là?


Đáp án:

Đặt 2 amin Cn− H2n− +3 N

nCO2 = 0,1 mol; nO2 = 0,2025 mol

bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nH2O = 0,205 mol

nH2O – nCO2 = 1,5namin ⇒ namin = 0,07 mol ⇒ 0,07n−

< 0,1 (nCO2 = 0,1 mol)

⇒ n− <1,42 ⇒ 2 amin: CH5N và C2H7N

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…