Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phảm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4. Tìm m?
nP = 0,2 mol
Bảo toàn P ta có: nP = nNa2PO4 = 0,2 mol
Bảo toàn Na: nNaOH = 2nNa2HPO4 = 0,4 mol
=> m = [0,4.40]/32% . [0,4.40]/32% = 50 g
Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Một số thí dụ về loại phản ứng:
- Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt), phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2 ...
- Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự gỉ sắt.
Hòa tan 25 g đường với nước được dung dịch có nồng độ 20%. Tính khối lượng nước cần dùng để pha chế dung dịch này ?
Khối lượng dung dịch là: mdd = (25.100%)/20% = 125 gam
Khối lượng nước cần để pha chế là:
mnước = mdung dịch - mchất tan = 125 – 25 = 100 gam
Viết công thức phân tử của những chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.
Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0, +4, +6 lần lượt là : H2S, S, SO2, SO3.
1. Thí nghiệm 1: Phản ứng brom hóa anilin
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch anilin bão hòa + 1ml nước brom bão hòa.
+ Lắc đều, quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: Mất màu nước brom, xuất hiện kết tủa trắng.
- Giải thích: do xảy ra phản ứng thế nhân thơm của anilin với Br2 tạo kết tủa 2,4,6-tribromanilin.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của glyxin với chất chỉ thị
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd glyxin 2%.
+ Nhúng giấy quỳ vào ống nghiệm, quan sát.
- Hiện tượng: Giấy quỳ không đổi màu.
- Giải thích: Phân tử glyxin( H2N-CH2-COOH) có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên dung dịch gần như trung tính dó đó không làm quỳ tím đổi màu.
3. Thí nghiệm 3: Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein (lòng trắng trứng).
+ Thêm tiếp 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt CuSO4 2%.
+ Lắc đều, quan sát.
- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Cu(OH)2 (tạo từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO-NH) cho sản phẩm màu tím đặc trưng (màu biure).
PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?
Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá…
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.