Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam một triglixerit X bằng oxi dư thu được 25,536 lít khí CO2 (đktc) và 18,36 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,015 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,59 gam natri stearat và m gam muối của một axit béo Y. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam một triglixerit X bằng oxi dư thu được 25,536 lít khí CO2 (đktc) và 18,36 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,015 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,59 gam natri stearat và m gam muối của một axit béo Y. Giá trị của m là


Đáp án:

n CO2 = 1,14 mol; n H2O =1,02 mol ,

BTKL => m O2 = 44.1,14 + 18,36 - 17,64 = 50,88gam

=> nO2= 1,59 mol

BTNT (O) => nX = (2.1,14+1,02-2.1,59):6=0,02 mol

=> M X = 17,64 : 0,02 = 882

Xét với 0,015 mol X => nNaOH = 0,045 mol, n C3H5(OH)3 = 0,015 mol

BTKL => m = 882.0,015 + 40.0,045 - 0,015.92- 4,59 = 9,06 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).


Đáp án:

nP =  1,5 mol

4P + 5O2 --t0--> 2P2OO5

1,5 → 1,875 (mol)

mO2 = 1,875.32 = 60g

Xem đáp án và giải thích
Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2O, NH3 nhờ sự lai hóa sp các AO hóa trị của các nguyên tử O và N. Hãy mô tả hình dạng của các phân tử đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2O, NH3 nhờ sự lai hóa sp các AO hóa trị của các nguyên tử O và N. Hãy mô tả hình dạng của các phân tử đó.


Đáp án:

∗ Phân tử H2O:

- Một obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử O lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 2 obitan lai hóa có electron độc thân; còn trên hai obitan lai hóa khác có cặp electron ghép đôi.

- Hai electron lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với obitan ls chứa electron độc thân của hai nguyên tử hiđro, tạo nên hai liên kết σ.

- Phân tử H2O Có dạng góc.

∗ Phân tử NH3:

- 1 obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử N lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 3 obitan lai hóa có electron độc thân. Trên obitan lai hóa còn lại có cặp electron ghép đôi.

- 3 obitan lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với 3 obitan ls chứa electron độc thân của 3 nguyên tử hiđro, tạo nên 3 liên kết σ.

- Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác.

Xem đáp án và giải thích
Thể tích NO2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hoà tan 1,68 gam Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), sinh ra V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 2,106.

  • Câu B. 2,24.

  • Câu C. 2,016.

  • Câu D. 3,36.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 22,3

  • Câu B. 19,1

  • Câu C. 16,9

  • Câu D. 18,5

Xem đáp án và giải thích
Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.


Đáp án:

Oxit của R có hóa trị III là R2O3

Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng

=> %mR = (2MR/(2MR + 3.16)).100% = 70%

=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56 (g/mol)

=> R là nguyên tố Fe.

Oxit Fe2O3 là oxit bazơ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…