Đốt cháy hoàn toàn 0,30 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí cacbonic và 0,180 gam nước. Thể tích hơi của 0,30 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của chất A.
Gọi công thức hợp chất hữu cơ là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)
nO2 = 0,005 mol
=> MA = 0,3/0,005 = 60
nCO2 = 0,44/44 = 0,01 mol
=> nC = 0,01 mol
nH2O = 0,18/18 = 0,01 mol
=> nH = 0,02 mol
mO = mA – (mC + mH) = 0,3 - (0,01.12 + 0,02.1) = 0,16(g)
⇒ nO = 0,16/16 = 0,01 mol
nC : nH : nO = 0,01 : 0,02 : 0,01 = 1 : 2 : 1
⇒ công thức phân tử (CH2O)n
Ta có: mA = 30n = 60 ⇒ n = 2
⇒ Công thức phân tử của A là C2H4O2
Câu A. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Câu B. X phản ứng được với NH3.
Câu C. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
Câu D. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?
Câu A. 9,52
Câu B. 10,27
Câu C. 8,98
Câu D. 7,25
Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là gì?
Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B.
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau và gọi tên sản phẩm tạo thành:
a) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch NaOH/H2O, đun nóng
b) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch KOH/ancol, đun nóng.
a) CH3-CHBr-CH2-CH3 + NaOH → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 + NaBr
b) CH3-CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH2=CH-CH2-CH3 + KBr + H2O
CH3CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH3-CH=CH-CH3 + KBr + H2O
(sản phẩm chính)
Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A?
Tỉ khối của A so với không khí là 1,5862
=> MA = 29. dA/KK = 29.1,5862 = 46 g/mol
Khối lượng mol của khí A là:
MRO2 = MR+2.MO => MR = 46 – 2.16 = 14 gam/mol.
=> R là N
=> Công thức của A là NO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.