Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có ?

Đáp án:
  • Câu A. SO2

  • Câu B. H2S Đáp án đúng

  • Câu C. CO2

  • Câu D. NO2

Giải thích:

Chọn B. - Khi cho dung dịch CuSO4 tác dụng với H2S thì thấy có kết tủa CuS màu đen.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán thủy phân este (C2H4O2) trong môi trường kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0g X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 12,3

  • Câu B. 8,2

  • Câu C. 15,0

  • Câu D. 10,2

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 5,95 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,15 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 5,95 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,15 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là  bao nhiêu?


Đáp án:

Bảo toàn khối lượng:

nCl2= (20,15 - 5,95)/71 = 0,2 (mol) ⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo thành từ amino axil X mạch hở. Trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 18.67% Thủy phân hoàn toàn 8,265 gam hồn hợp K gồm M, Q trong HCl thu được 9,450 gam tripeptit M, 4,356 gam dipeptit và 3,750 gam X. Tỉ lệ về số mol cua tripeptit M và tetrapepht Q trong hỗn hợp K là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo thành từ amino axil X mạch hở. Trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 18.67% Thủy phân hoàn toàn 8,265 gam hồn hợp K gồm M, Q trong HCl thu được 9,450 gam tripeptit M, 4,356 gam dipeptit và 3,750 gam X. Tỉ lệ về số mol cua tripeptit M và tetrapepht Q trong hỗn hợp K là bao nhiêu?


Đáp án:

Xét amino axit X: MX = 75. Vậy X là Glyxin

Đặt số mol của tripeptit M là x, tetrapeptit Q là y

Ta có; khối lượng của hỗn hợp K là: 189x + 246y = 8,265 (1)

Khi thuỷ phân hỗn hợp K: vì số mol mắt xích glyxin được bảo toàn nên ta có:

3x     +      4y       =   9,450/189      +     4,356/132       +     3,750/75    =   0,133 (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được x = y = 0,019 mol

Tỉ lệ mol là 1 : 1

Xem đáp án và giải thích
Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

nHNO3 = 1,5. 1,00 = 1,50 (mol)

nNO = 0,3(mol)

PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

Theo pt(1) nCu = 3/2nNO = 0,45 mol

Gọi nCuO = x mol

Ta có: mhỗn hợp = mCu + mCuO = 0,45. 64 + 80x = 30,00

⇒ x = 0,015 ⇒ nCuO = 0,015 mol ⇒ mCuO = 0,015. 80 = 1,2 g

(Hoặc mCuO = 30 - 0,45. 64 = 1,2g)

Theo pt(1) nCu(NO3)2 = nCu = 0,45 mol

Theo pt(2) nCu(NO3)2 = nCuO = 0,015 mol

⇒ Tổng nCu(NO3)2 = 0,45 + 0,015 = 0,465(mol)

CMCu(NO3)2 = 0,465/1,5 = 0,31 M

Theo pt (1) nHNO3 = 4. nNO = 4. 0,3 = 1,2 mol

Theo pt (2) nHNO3 = 2. nCuO= 2. 0,015 = 0,03 mol

nHNO3 (dư)= 1,5 - 1,2 – 0,03 = 0,27(mol)

CM HNO3 = 0,27/1,5 = 0,18 M

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành 2 thí nghiệm: - Thủy phân hoàn toàn a mol saccarozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x1 mol Ag. - Thủy phân hoàn toàn a mol mantozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x2 mol Ag. Tìm mối liên hệ giữa x1 và x2 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành 2 thí nghiệm:

- Thủy phân hoàn toàn a mol saccarozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x1 mol Ag.

- Thủy phân hoàn toàn a mol mantozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x2 mol Ag.

Tìm mối liên hệ giữa x1 và x2 


Đáp án:

Ta có phản ứng 1 cho a mol glucozo, phản ứng 2 cho ra 2 mol glucozo nên lượng bạc thu được ở phản ứng 2 gấp đôi phản ứng 1

=> 2x1 = x2 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…