Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
nH2O = 0,58 mol.
Gọi công thức chung của X là CxHyOz
CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 —> xCO2 + y/2H2O
0,26…….……………0,79…………………………..…….0,58 (mol)
—> y = 58/13
và x + y/4 – z/2 = 79/26
—> x – z/2 = 25/13
X có z oxi nên mỗi phân tử X có z/2 liên kết pi không thể cộng Br2 (Do nằm trong COO).
Vậy để làm no X cần lượng Br2 là:
nBr2 = 0,26[(2x + 2 – y)/2 – z/2] = 0,26(x – z/2 – y/2 + 1) = 0,18
Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước
PTHH: 2H2O → 2H2 + O2
2H2 + O2 → 2H2O
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn
1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp
2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính
a. oxi hóa mạnh nhất?
b. oxi hóa yếu nhất ?
c. Khử mạnh nhất?
d. Khử yếu nhất?
1. Ag+ + e → Ag
Fe2+ + 2e → Fe
Zn2+ + 2e → Zn
2. Chất oxi hóa mạnh nhất : Ag+
Chất oxi háo yếu nhất : Zn2+
Chất khử mạnh nhất : Zn
Chất khử yếu nhất : Ag
Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối của N = 14 đvC
⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)
Vậy X là nguyên tố silic (Si)
Cho một ít bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho một ít bột đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat nhận thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và sau đó lại có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Màu xanh nhạt dần do lượng CuSO4 giảm dần trong quá trình phàn ứng.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Màu nâu màu xanh
Màu nâu nhạt dần (Fe2(SO4)3 giảm dần) và màu xanh xuất hiện do CuSO4 sinh ra
Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là:
Đốt cháy ancol Y ta được
nC : nH = nCO2 : 2nH2O = 0,3 : 0,8 = 3 : 8
Mà ancol không phản ứng với Cu(OH)2 và este thủy phân tạo muối hữu cơ của 2 axit khác nhau
⇒ ancol Y là C3H8O2 : HOCH2CH2CH2OH
⇒ nancol= 0,1 mol ⇒ nNaOH= 2nancol= 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng: m1 + mNaOH= mmuối+ mancol
⇒ m1 = 14,6g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.