Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:
a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm.
c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
b) Tăng lượng oxi (có trong không khí) để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.
c) Giảm lượng oxi (có trong không khí) để hạn chế quá trình cháy.
Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH
- Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.
Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
- Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.
Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.
FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)
Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.
MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)
Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (Kal(SO4)2.12H2O), muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng các phản ứng hóa học đẻ phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
Hòa tan các hóa chất vào nước thu dung dịch.
- Muối ăn: Ag+ +Cl- → AgCl↓ trắng
- Giấm: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
- Bột nở: NH4+ + OH- →(to) NH3↑ + H2O
- Muối iot: Ag+ + I- → AgI↓ vàng đậm
Cho một mẩu sắt tác dụng với axit clohiđric. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là gì?
Sắt + axit clohiđric → sắt (II) clorua + khí hiđro
Dấu hiệu: mẩu sắt tan dần, có khí thoát ra.
Câu A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
Câu B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.
Câu C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
Câu D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
Hãy dẫn ra những phản ứng để chứng tỏ rằng từ Be đến Ca, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
Phản ứng vớỉ nước :
- Be không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
- Mg tác dụng chậm với nước nóng.
- Ca tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Tính chất của hiđroxit :
Be(OH)2 có tính lưỡng tính.
Mg(OH)2 là bazơ yếu.
Ca(OH)2 là bazơ mạnh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.