Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O. Công thức phân tử của X là gì? (biết 70 < MX < 83)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O. Công thức phân tử của X là gì? (biết 70 < MX < 83)


Đáp án:

Gọi CTPT CxHyOz

X + O2 → CO2 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCO2 = mX + mO2 – mH2O = 8,8g

mC = 2,4g; mH = 0,5g ⇒ mO = 0,8g

x : y : z = 4 : 10 : 1

⇒ X có dạng (C4H10O)n

⇒ Ta có 70 < 74n < 83 ⇒ n = 1 ⇒ CTPT: C4H10O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Tính thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Tính thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot


Đáp án:

mNaOH (trước điện phân) = (200.10)/100 = 20 (gam).

Điện phân dung dịch NaOH thực chất là điện phân nước:

H2O → 1/2 O2 (anot) + H2 (catot) → NaOH không đổi

Dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân

⇒ mdung dịch sau điện phân = 20:25% = 80 (gam)

⇒ mnước bị điện phân = 200 – 80 = 120 (gam)

⇒ nnước = 120/18 = 20/3 mol → Voxi = (20/3). (1/2). 22,4 = 74,7 lít và VH = (20/3).22,4 = 149,3 lít.

Xem đáp án và giải thích
Một bình kín dung tích 5 lít chứa oxi dưới áp suất 1,4 atm ở 27oC. Người ta đốt cháy hoàn toàn 12 g một kim loại hoá trị II ở bình đó. Sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC, áp suất là 0,903 atm, thể tích bình không đổi, thể tích chất rắn không đáng kể. Xác định kim loại mang đốt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một bình kín dung tích 5 lít chứa oxi dưới áp suất 1,4 atm ở 27oC. Người ta đốt cháy hoàn toàn 12 g một kim loại hoá trị II ở bình đó. Sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC, áp suất là 0,903 atm, thể tích bình không đổi, thể tích chất rắn không đáng kể. Xác định kim loại mang đốt.



Đáp án:

2M + O2 → 2MO

Thể tích O2 (đktc) có trong bình trước phản ứng:

V = (= 6,37 (l)

Thể tích khí O2 còn lại trong bình sau phản ứng:

V' = (= 3,01 (l)

Thể tích khí O2 tham gia phản ứng: 6,37 - 3,01 = 3,36 l hay 0,15 mol O2.

Suy ra số mol kim loại tham gia phản ứng là 0,3 mol

Khối lượng mol của M là  = 40 (g/mol)

M là canxi.

Xem đáp án và giải thích
Gần khu vực có mỏ đồng (chứa quặng có thành phần chính là Cu2S) người ta xây dựng khu liên hợp sản xuất. Khu liên hợp này sản xuất Cu, bột CuO, CuClO và CuSO4. Vậy trong và xung quanh khu vực này sẽ bị ố nhiễm bởi những chất nào nếu việc xử lí nước thải và khí thải không tốt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gần khu vực có mỏ đồng (chứa quặng có thành phần chính là Cu2S) người ta xây dựng khu liên hợp sản xuất. Khu liên hợp này sản xuất Cu, bột CuO, CuClO và CuSO4. Vậy trong và xung quanh khu vực này sẽ bị ố nhiễm bởi những chất nào nếu việc xử lí nước thải và khí thải không tốt ?



Đáp án:

Các quá trình sản xuất :

Đốt Cu2S được CuO, SO2 (sản xuất axit H2SO4); dùng axit HC1 sản xuất CuCl2 ; dùng C hoặc CO khử CuO.

Chất gây ô nhiễm là : SO2, ion Cu2+, axit HCl, khí CO và CO2.




Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng nào?


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng:  NaNO3 + H2SO4(đ) → HNO3 + NaHSO4.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn một loại quặng sắt trong dung dịch HNO3 (đặc, dư, đun nóng), thu được NO2 (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, không thấy có kết tủa. Quặng đã hòa tan là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn một loại quặng sắt trong dung dịch HNO3 (đặc, dư, đun nóng), thu được NO2 (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, không thấy có kết tủa. Quặng đã hòa tan là


Đáp án:

Hemantit chứa Fe2O3 không tạo NO2 nên loại

Xiderit (FeCO3) tạo NO2 và CO2 (loại)

Pirit (FeS2) tạo có kết tủa với BaCl2 (loại)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…