Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Tìm giá trị của m
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:
Cứ 1 mol CO phản ứng lấy mất 1 mol O trong oxit tạo ra 1 mol CO2 → khối lượng chất rắn giảm đi 16 gam
→ Vậy có 0,15 mol CO phản ứng → khối lượng chất rắn giảm đi 16.0,15 = 2,4 gam
→ Khối lượng chất rắn ban đầu là: m = 215 + 2,4 = 217,4 gam
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 350 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?
Dựa vào các phản ứng trên: nCO2 sinh ra = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 7,5 (mol).
Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1: 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Tính phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X?
Cu + Y → sinh ra NO ⇒ chứa H+ và NO3- không chứa Fe2+
nH+ du = 4nNO = 0,12 mol
Bảo toàn e: 2nCu = nFe3+ + 3nNO ⇒ nFe3+ = 0,18 mol
Xét Ba(OH)2 + Y ⇒ ↓ gồm Fe(OH)3 và BaSO4 → nBaSO4 = 0,58 mol
Bảo toàn gốc SO4: nNaHSO4 = nSO42-/Y = nBaSO4 = 0,58 mol ⇒ nNa+/Y
Bảo toàn điện tích: nNO3- = 0,18 mol
Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2O = 0,31 mol
Bảo toàn khối lượng: mZ = 4,92 (g) → dễ giải ra được 0,03 mol CO2; 0,12 mol NO
Bảo toàn nguyên tố Nito: nFe(NO3)2 = 0,02 mol; nFeCO3 = nCO2 = 0,03 mol
nH+ pư = 2nO + 4nNO + 2nCO3 ⇒ nO = 0,04 mol ⇒ nFe3O4 = 0,01 mol
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe = 0,1 mol ⇒ %mFe = (0,1.56): (15.100%) = 37,33%
Một loại rượu có khối lượng riêng D = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích sau khi trộn)
Giả sử có 100ml dung dịch rượu có x ml C2H5OH nguyên chất và y ml nước → x + y = 100
Khối lượng của 100 ml dung dịch rượu là 0,8x + y
Khối lượng riêng của dung dịch rượu là → (0,8x + y)/100 = 0,92 → 0,8x + y = 92
Giải hệ ⇒ x = 40 , y = 60
Vậy độ rượu của dung dịch là 40o
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu A. 2,84%.
Câu B. 3,54%.
Câu C. 3,12%.
Câu D. 2,18%.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu A. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hidro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
Câu B. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
Câu C. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hidro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
Câu D. Hidro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.