Phản ứng tạo 5 chức este trong phân tử Glucozo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozo có chứa 5 nhóm hydroxyl trong phân tử:


Đáp án:
  • Câu A. Phản ứng tạo 5 chức este trong phân tử Đáp án đúng

  • Câu B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu

  • Câu C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên men rượu

  • Câu D. Phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2

Giải thích:

Đây là nội dung có trong sách giáo khoa nên dễ dàng ta thấy: Phản ứng tạo 5 chức este trong phân tử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các chất trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các chất trên.


Đáp án:

CH4 + 2O2 --t0--> CO2 ↑+ 2H2O

2C2H2 + 5O2   --t0-->4CO2↑ + 2H2O

C2H6O + 3O2  --t0--> 2CO2 ↑ + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
 Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2: nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Có bao nhiêu đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2: nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Có bao nhiêu đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên


Đáp án:

Theo bài ra, tỉ lệ nCO2: nH2O = 8: 11 ⇒ tỉ lệ C: H = 4: 11 ⇒ C4H11N

Theo bài ra thì X là amin bậc 1, do đó có:

    +) C-C-C-C-NH2 ( butan-1-amin)

    +) C-C(CH3)-C-NH2 ( butan-2-amin)

    +) C-C-C(CH3)-NH2 ( 2-metyl propan-1-amin)

    +) C-C(CH3)2-NH2 ( 2-metyl propan-2-amin)

⇒ 4 đồng phân

Xem đáp án và giải thích
Cho 10 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 tác dụng với 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 mol/l, thu được 1 gam chất kết tủa. Hãy xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 tác dụng với 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 mol/l, thu được 1 gam chất kết tủa. Hãy xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?


Đáp án:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Nếu dư CO2 dư : CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)

* Trường hợp 1 : Nếu CO2 không dư :

nCO2 = nCaCO3 = 1 : 100 = 0,01 mol ⇒ VCO2 = 0,01 . 22,4 = 0,224 (lít)

⇒ %(V) CO2 = 0,224 : 10 . 100 = 2,24%

%(V)N2 = 100 – 2,24 = 97,76%

*Trường hợp 2 : Nếu CO2 dư, xảy ra phương trình số 2

nCa(OH)2 = 2.0,02 = 0,04 mol

Theo (1) nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 = 0,04 mol

Nhưng theo đề bài chỉ thu được 0,01 mol kết tủa ⇒ có 0,03 mol kết tủa bị hòa tan theo phương trình (2)

nCO2 = nCaCO3 tan ra = 0,03

Tổng số mol CO2 = 0,04 + 0,03 = 0,07 (mol)

⇒ VCO2 = 0,07.22,4 = 1,568 lít

⇒ %(V) CO2 = 1,568 : 10 . 100 = 15,68%

%(V)N2 = 100 – 15,68 = 84,32%

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là liên kết đơn? Liên kết đôi? Liên kết ba? Cho ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là liên kết đơn? Liên kết đôi? Liên kết ba? Cho ví dụ.


Đáp án:

- Liên kết đơn là liên kết do sự xen phủ 2 obitan liên kết theo dọc trục liên kết.

Ví dụ: Phân tử HBr: H-Br.

- Liên kết đôi là liên kết được hình thành do 2 cặp electron liên kết. Trong liên kết đôi có 1 liên kết σ (bền hơn) và 1 liên kết π (kém bền hơn).

Ví dụ: Phân tử CO: C=O.

- Liên kết ba là liên kết được hình thành do 3 cặp electron liên kết. Trong liên kết ba có 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

Ví dụ: Phân tử axetilen: H-C ≡ C-H.

Xem đáp án và giải thích
Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2. a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ? b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ? c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ? Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.

a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ?

b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?

c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?

Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Những oxit bazơ tác dụng với dung dịch H2SO4 là : Fe2O3, CuO và MgO.

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Những oxit axit tác dụng với dung dịch NaOH là : SO2, CO2.

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Những oxit axit tác dụng được với H2O là : SO2, CO2.

SO2 + H2O → H2SO3

CO2 + H2O → H2CO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…