Điền tên hạt nào tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây (chép vào ở bài tập):
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền tên hạt nào tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây (chép vào ở bài tập):

   a) ... và ... có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.

   b) …. và …. có cùng khối lượng, còn …. có khối lượng rất bé, không đáng kể.

   c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số …. trong hạt nhân.

   d) Trong nguyên tử ... luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.


Đáp án:

   a) proton; electron.

   b) proton; nơtron; electron.

   c) proton.

   d) các electron.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Propan-2-amin là amin bậc 1.

  • Câu B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutamic.

  • Câu C. (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-meyl-propan-2-amin.

  • Câu D. Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về danh pháp của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Metyl fomat có CTPT là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOCH3

  • Câu B. CH3COOC2H5

  • Câu C. HCOOC2H5

  • Câu D. HCOOCH3

Xem đáp án và giải thích
Nung 54,4 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và KHCO3, (trong đó KHCO3 chiếm 40,66% về khối lượng) đến khối lượng không đổi thì thu được hỗn hợp chất rắn X. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối lớn nhất trong X là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 54,4 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và KHCO3, (trong đó KHCO3 chiếm 40,66% về khối lượng) đến khối lượng không đổi thì thu được hỗn hợp chất rắn X. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối lớn nhất trong X là:


Đáp án:

Giải

Ta có: m KHCO3 =  54,4.40,66% = 22g → n KHCO3 = 0,22 mol

→ m Ca(HCO3)2 = 54,4 – 22 = 32,4g → nCa(HCO3)2= 32,4 : 162 = 0,2 mol

Rắn X gồm CaO và K2CO3

BTNT → nCaO = 0,2 mol; nK2CO3 = 0,22 : 2 = 0,11 mol

→ mCaO = 0,2.56 = 11,2g

→ mK2CO3= 0,11.138 = 15,18g

→ %m K2CO3 = (15,18.100) : 26,38 = 57,54%

Xem đáp án và giải thích
a) Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98; O: 3,44; Cl: 3,16; N: 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau : F, O, N, Cl. b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3. Xét xem phân tử nào có liên kết không phân cực, liên kết phân cực mạnh nhất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98; O: 3,44; Cl: 3,16; N: 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau : F, O, N, Cl.

b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3.

Xét xem phân tử nào có liên kết không phân cực, liên kết phân cực mạnh nhất.


Đáp án:

a)

  F O Cl N
Độ âm điện 3,98 3,44 3,16 3,04

Nhận xét: Tính phi kim của dãy nguyên tố : F, O, N, Cl giảm dần

b)

N2 CH4 H2O NH3
Hiệu độ âm điện 0 0,35 1,24 0,84

Phân tử N2, CH4 có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Phân tử H2O có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất trong dãy.

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?


Đáp án:

Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…