Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4 a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron. b) Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.

b) Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.


Đáp án:

a) Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử:

b) SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.


Đáp án:

Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.

Phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)

x mol                             x mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)

y mol                             3y/2 mol

2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)

y mol                                                3y/2 mol

Số mol H2

nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

x + 3/2y = 0,4   => x = 0,1, y = 0,2

3/2y = 0,3

mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)

mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính cứng của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?


Đáp án:
  • Câu A. Vonfam

  • Câu B. Đồng

  • Câu C. Sắt

  • Câu D. Crom

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết công thức electron của phân tử F2, phân tử HF, phân tử N2. Hãy cho biết, trong các phân tử đó thì phân tử nào có liên kết cộng hóa trị có cực và không cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết công thức electron của phân tử F2, phân tử HF, phân tử N2. Hãy cho biết, trong các phân tử đó thì phân tử nào có liên kết cộng hóa trị có cực và không cực.


Đáp án:

 Trong đó liên kết trong phân tử F2 và N2 là liên kết cộng hóa trị không cực. Còn liên kết trong phân tử HF là liên kết cộng hóa trị có cực.

Xem đáp án và giải thích
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.


Đáp án:

Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)

Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Ta có Δm = mAg - mCu = 2 x 108x - 64x

30,4 = 152x → x = 0,2 (mol)

Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2 x 2 x 170 = 68(g)

Thể tích dung dịch AgNO3 là VAgNO3 = 68 x 100 / 32 x 1,2 = 177,08(ml)

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng phân tử của axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 gam glixerol. Khối lượng phân tử của axit Z là

Đáp án:
  • Câu A. 284 đvC.

  • Câu B. 282 đvC.

  • Câu C. 280 đvC.

  • Câu D. 256 đvC.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…