Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện 1A, trong thời gian 9650 giây. Giả sử nước không bị bay hơi trong quá trình điện phân. Khối lượng dung dịch sau điện phân so với dung dịch trước điện phân
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện 1A, trong thời gian 9650 giây. Giả sử nước không bị bay hơi trong quá trình điện phân. Khối lượng dung dịch sau điện phân so với dung dịch trước điện phân

Đáp án:

Ta có: ne = (It) : F = 0,1 mol

Catot:

Fe3+   +  1e --> Fe2+

Anot:

2Cl-  --> Cl2 + 2e

=> nCl2 = 0,05 mol

=> m giảm = mCl2 = 3,55g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là


Đáp án:

Ta có: nH2 = nZn ban đầu = 0,25 mol

=> V = 0,25.22,4 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

CTPT của X là (CHO)n hay CnH2nOn

MX = 30.2 = 60 ⇒ (12 + 2.1 + 16)n = 60 ⇒ n = 2 ⇒ CTPT là C2H4O2

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng của dung dịch Pb2+ với kim loại
- Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Mô tả liên kêt hóa học trong phân tử BeH2, phân tử BF3, phân tử CH4 theo thuyết lai hóa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả liên kêt hóa học trong phân tử BeH2, phân tử BF3, phân tử CH4 theo thuyết lai hóa.


Đáp án:

- Phân tử BeH2: Một obitan s và một obitan p của nguyên tử beri tham gia lai hóa để tạo thành 2 obitan lai hóa sp hướng về hai phía đối xứng nhau. Hai obitan này sẽ xen phủ với 2 obitan ls chứa 1 electron của hai nguyên tử hiđro tạo thành 2 liên kết σ giữa Be – H.

- Phân tử BF3: Trong nguyên tử B một obitan s tham gia lai hóa với 2 obitan p tạo thành 3 obitan lai hóa sp2 định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. 3 obitan này xen phủ với 3 obitan p của flo để tạo thành 3 liên kết σ giữa B-F.

- Phân tử CH4: 1AOs và 3AOp của nguyên tử cacbon đã tiến hầnh lai hóa để tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều, các trục đối xứng của chúng tạo với nhau 1 gốc 109o28’. 4 obitan lai hóa sp3 sẽ xen phủ với 4 obitan s của 4 nguyên tử H để tạo 4 liên kết σ giữa C-H.

 

Xem đáp án và giải thích
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là gì?


Đáp án:

Độ tan của một chất trong nước (ở nhiệt độ xác định) là số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…