Điện phân (với điện cực trơ và màng ngăn) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO4 và x mol KCl bằng dòng điện có cường độ 5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,475 gam. Dung dịch thu được tác dụng với Al dư, phản ứng giải phóng 1,68 lít khí H2 (đktc). Thời gian đã điện phân là:
Câu A. 2895 giây
Câu B. 3860 giây
Câu C. 5790 giây
Câu D. 4825 giây Đáp án đúng
nH2 = 1,68 / 22,4 = 0,075 mol; Ta có : Dung dịch thu được sau điện phân tác dụng với Al dư, giải phóng khí H2 chứng tỏ nó phải chứa KOH hoặc H2SO4. TH1: H+ dư Ta có: nH+ - nOH- = 2nH2 = 0,15 ; vì 3H+ + Al ----> Al3+ + 1,5H2; => 4a - 2b = 0,15; (1) Áp dụng phương pháp bảo toàn e, ta có : 2x + 4a = 0,1 + 2b (2) ; Ta có khối lượng dung dịch giảm là : mCu + mCl2 + mH2 + mO2 = 9,475; 71x + 2b + 32a = 6,275; ( 3) Từ (1), (2) và (3) ta có hệ: 4a - 2b = 0,15; (I) 4a - 2b + 2x = 0,1; (II) 32a + 2b + 71x = 6,275; (III) Từ I, II, III => a = 0,025, b = 0,075, x= 0,075; n(e) = (I . t)/ F => t = (n(e) . F) / I = [0,25.96500] / 5 = 4825 (s);
Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học:
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Viết các phương trình phản ứng.
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là H2SO4, còn lại là HCl.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là Na2SO4, còn lại là NaCl
PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Cho giấy quỳ tím vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ đó là H2SO4, còn lại là Na2SO4.
a. So sánh đặc điểm cấu tạo của amin, amino axit và protein
b. So sánh tính chất hóa học của amin và amino axit
a. Amin là chất hữu cơ mà phân tử có nguyên tử N liên kết với 1,2 hay 3 gốc hidrocacbon
Amino axit là chất mà phân tử có chứa đồng thời hai loại nhóm chức là –COOH và –NH2
Protein : Hợp chất cao phân tử tạp từ các amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit –CO-NH-
b. So sánh tính chất hóa học của amin và amin axit
Amin có tính bazo: R-NH2 + HCl → RNH3Cl
Amino axit có tính lưỡng tính : tác dụng được với cả axit và bazo
Amino axit có thể trùng ngưng tạo thành polipeptit
Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này
Chỉ có mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:
C12H22O11 + Ag2O -(AgNO3/NH3)→ C12H22O12 + 2Ag
⇒ nC12H22O11 (mantozơ) = 1/2. nAg = (1/2). (0,216/108) = 0,001 mol
⇒ mC12H22O11 (mantozơ) = 342. 0,001 = 0,342 g
Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ = (342-0,342)/342 = 99%
Hỗn hợp M ở thể lỏng, chứa hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,62 g M, thu được 8,8 g CO2. Nếu làm bay hơi hết 6,55 gam M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 2,4 g khí oxi ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử và phần trăm (về khối lượng) của từng chất trong hỗn hợp M.
Số mol 2 chất trong 6,55 g M là : = 0,075 (mol).
Số mol 2 chất trong 2,62 g M là : ( = 0,03 (mol).
Giả sử trong 2,62 g M có a mol CxHy và b mol Cx+1 Hy+2
a mol xa mol
b mol (x + 1)b mol
Từ (3), ta có x(a + b) + b = 0,2
b = 0,2 - 0,03x
Vì 0 < b < 0,03 nên 0 < 0,2 - 0,03x < 0,03.
5,67 < x < 6,67 x = 6 .
b = 0,2 - 0,03.6 = 0,02; a = 0,03 - 0,02 = 0,01
Thay giá trị của a và b vào (2), tìm được y = 6.
Khối lương C6H6 chiếm (. 100%) :
Khối lương C7H8 chiếm 100 - 29,8% = 70,2%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.