Điện phân
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất, hiệu suất điện phân là 100%. Hiệu khối lượng dung dịch X và Y gần nhất là

Đáp án:
  • Câu A. 91 gam

  • Câu B. 102 gam

  • Câu C. 101 gam Đáp án đúng

  • Câu D. 92 gam

Giải thích:

Đáp án C. + mX = mH2O + 0,6 mol Cu(NO3)2 + 0,4 mol FeCl3 = mH2O + 177,8 gam. + 0,8 mol khí ↑ ở anot gồm 0,6 mol Cl2 + 0,2 mol O2 hay về ng.tố là 1,2 mol Cl + 0,4 mol O. điện phân dung dịch ra: 0,2 mol Cl2 + 0,4 mol CuCl2 + 0,2 mol CuO + 0,2 mol FeO. → trong dung dịch còn 0,2 mol Fe(NO3)2 + 0,8 mol HNO3 → tạo 0,2 ÷ 3 mol NO↑ (bảo toàn e). → mX – mY = 0,2 mol Cl2 + 0,4 mol CuCl2 + 0,2 mol CuO + 0,2 mol FeO + 0,2/3 mol NO. → mX – mY = 100,6 ≈ 101 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V 


Đáp án:

nAlCl3 = 0,2.1,5 = 0,3 (mol) > nAl(OH)3 = 15,6: 78 = 0,2 (mol)

Để V có giá trị lớn nhất → xảy ra trường hợp tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan 1 phần còn lại đúng 0,2 mol

→ nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH-

→ 0,2 = 4. 0,3 – nOH-

→ nOH- = 1 (mol)

→ VNaOH = nNaOH: CM = 1: 0,5 = 2 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phương trình ion
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ion OH- có thể phản ứng được với các ion nào sau đây:


Đáp án:
  • Câu A. Fe3+ ;Mg2+ ;Cu2+ ;HSO4 -

  • Câu B. Fe2+ ;Zn2+ ;HS- ; SO4(2-)

  • Câu C. Ca2+ ;Mg2+ ; Al3+ ; Cu2+ 

  • Câu D. H+ ;NH- ;HCO ;CO2(3-)

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm : Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm : Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.


Đáp án:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Bọt khí hidro thoát ra ít và chậm do H2 sinh ra trên bề mặt lá kẽm cản trở phản ứng. Khi thêm CuSO4 : Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Cu được giải phóng bám trên viên kẽm hình thành cặp pin điện hóa Zn – Cu trong đó

Zn là cực âm và bị ăn mòn Zn → Zn2+ + 2e

Electron đến cực dương là Cu, tại đây 2H+ + 2e → H2

Bọt khí hidro thoát ra ở cực dương nhiều và liên tục.

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch có hòa tan hai muối là NaCl và NaBr. Nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch bằng nhau. Biết rằng 50 gam dung dịch muối trên tác dụng vừa đủ 50 ml dung dịch AgNO3 8% (có khối lượng riêng là 1,0625 g/cm3). Nồng độ phần tẳm của NaCl trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch có hòa tan hai muối là NaCl và NaBr. Nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch bằng nhau. Biết rằng 50 gam dung dịch muối trên tác dụng vừa đủ 50 ml dung dịch AgNO3 8% (có khối lượng riêng là 1,0625 g/cm3). Nồng độ phần tẳm của NaCl trong dung dịch là?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch một trong những muối sau : AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Hãy cho biết a. trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò của những chất tham gia ? b. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch một trong những muối sau : AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Hãy cho biết

a. trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò của những chất tham gia ?

b. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn.


Đáp án:

a. Các trường hợp xảy ra phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2+ Cu

Vai trò của Fe là chất khử : Fe → Fe2+ + 2e

Cu2+, Pb2+ là chất oxi hóa :

Cu2+ + 2e → Cu

Pb2+ + 2e → Pb

b. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…