Để thủy phân hết 6,24 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức mạch hở (tạo ra từ một axit cacboxylic và hai ancol) và một este ba chức mạch hở thì cần dùng vừa hết 64 ml dung dịch NaOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 5,152 lít CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O.  Tìm a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để thủy phân hết 6,24 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức mạch hở (tạo ra từ một axit cacboxylic và hai ancol) và một este ba chức mạch hở thì cần dùng vừa hết 64 ml dung dịch NaOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 5,152 lít CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O.  Tìm a?


Đáp án:

Có nCO2 = 5,152/22,4 = 0,23 mol, nH2O = 4,68/18 = 0,26 mol, nNaOH = 0,064a mol

→ nNa2CO3 = 0,032a mol

Có nCOO = nNaOH = 0,064 a mol → nO(X) = 2.0,064a = 0,128a

Bảo toàn nguyên tố C → nC(X) = 0,23 + 0,032a mol

Bảo toàn nguyên tố H → nH(X) = 0,26.2 - 0,064a = 0,52- 0,064a

Có 6,24 = mC + mH + mO → 6,24 = 12.( 0,23 + 0,032a) + 0,52 - 0,064a + 0,128a

→ a = 1,25

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ ?


Đáp án:

nFe3O4 = 0,01 mol

Phương trình hóa học:

3Fe + 2O2 --t0--> Fe3O4

0,02 ← 0,01(mol)

nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32 . 0,02 = 0,64g.

Xem đáp án và giải thích
Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng: a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích. b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng:

a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích.

b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.


Đáp án:

a) Phenol có tính axit mạnh hơn vì phenol phản ứng với dung dịch NaOH, etanol không phản ứng với dung dịch NaOH.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Vòng benzen hút electron làm mật độ electron trên nguyên tử O giảm ⇒ liên kết –O-H phân cực mạnh ⇒ Phenol có tính axit tuy yếu. Trong khi đó nhóm -C2H5 của ancol etylic đẩy electron làm mật độ electron trên nguyên tử O tăng⇒ liên kết –O-H ít phân cực hơn.

b) Nhóm –OH đẩy electron vào vòng benzen nhờ hiệu ứng liên hợp p-π (electron trên phân lớp p của nguyên tử O và liên kết π của vòng benzen) làm cho vị trí 2,4,6 (ortho, para) giàu electron, phản ứng thế ưu tiên tại các vị trí này. Trong khi đó nhóm -NO2 trong phân tử nitrobenzen hút electron làm cho vị trí 2. 4, 6 không còn giàu electron như trường hợp phenol.

Xem đáp án và giải thích
Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1:1) (b) Na và Zn (1:1) (c) Zn và Cu (1:1) (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1) Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1)

(b) Na và Zn (1:1)

(c) Zn và Cu (1:1)

(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)

(e) FeCl2 và Cu (2:1)

(g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Tìm tỉ lệ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

Đáp án:
  • Câu A. 2:1

  • Câu B. 1:1

  • Câu C. 3:1

  • Câu D. 3:2

Xem đáp án và giải thích
Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa lưu huỳnh bột trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa lưu huỳnh bột trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa


Đáp án:

Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa lưu huỳnh bột trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…