Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. AgNO3

  • Câu B. HCl, O2

  • Câu C. Fe2(SO4)3 Đáp án đúng

  • Câu D. HNO3

Giải thích:

- Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Fe và Cu ta dùng dung dịch Fe2(SO4)3.

Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

- Ag không tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 nên ta tách lấy phần không tan ra là Ag

Cho AgNO3 vào tách được Ag nhưng khối lượng thay đổi

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét: - Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử. - Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa. a) Hãy giải thích điều nhận xét trên. b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.
- Tự luận
Câu hỏi:

Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét

- Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.

- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.

a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.

b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.


Đáp án:

a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử và H2SO4 đặc chỉ thể hiện tính oxi hóa. Vì trong H2S số oxi hóa của S chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa S chỉ có thể giảm.

Vì trong H2S số oxi hóa của S là -2 (là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chỉ có thể tăng (chỉ thể hiện tính khử), trong H2SO4 số oxi hóa của S là +6 (là số oxi hóa cao nhất của S) nên chỉ có thể giảm (chỉ thể hiện tính oxi hóa).

b) Phương trình phản ứng hóa học:

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng thủy phân chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi thuỷ phân bất kì chất béo nào cũng thu được :


Đáp án:
  • Câu A. glixerol.

  • Câu B. axit oleic.

  • Câu C. axit panmitic.

  • Câu D. axit stearic.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH?


Đáp án:

- Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7 M hoặc pH < 7.

- Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 10-7 M hoặc pH = 7.

- Môi trường kiềm là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7 MM hoặc pH > 7.

Xem đáp án và giải thích
Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.


Đáp án:

Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3

    M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2 O

    M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2 O

    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:

    1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.

    35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)

    ⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)

Xem đáp án và giải thích
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.


Đáp án:

Khối lượng của 1,00 lít nước là:

m = D.V = 1,00.1000 = 1000g

Nhiệt lượng mà 1000 gam nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC là:

Q = 1000.4,18(100 - 25) = 313500(J) = 313,5 KJ

Đó là nhiệt lượng mà khí metan khi đốt cháy cần phải toả ra.

Khối lượng metan cần phải đốt cháy là:

m = 313,5/55,6 = 3135/556

Số mol metan cần phải đốt cháy là:

n = m/M = 3135/[556.16] =3135/8896 mol

Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt cháy là:

V = n.22,4 = 7,89 lít.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…