Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi: a) Vừa đủ. b) Thiếu. c) Dư. Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.khí hoặc oxi: a) Vừa đủ. b) Thiếu. c) Dư. Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

a) Vừa đủ.

b) Thiếu.

c) Dư.

Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.


Đáp án:

Câu a đúng, câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết. Câu c sai vì khi đó phải cung cấp năng lượng để làm nóng không khí dư.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).


Đáp án:

Lấy từng mẫu thử ở ba lọ đựng ba dung dịch trên.Cho quỳ tím vào từng mẫu thử. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là axit, dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là bazo, dung dịch còn lại là muối ăn vì không làm đổi màu quỳ tím.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là gì?


Đáp án:

(CuFeS2)0 (x) → Cu+2 + Fe+3 + 2S+6 + 17e (17x mol)

N+5 + 1e (y) → N+4 (y mol)

Bảo toàn e ⇒ 17x = y

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn.


Đáp án:

Stiren làm mất màu nước brom

    C6H–CH=CH2 + Br2 → C6H5–CHBr–CH2Br

    - Anilin tạo kết tủa trắng:

  - Benzen không có hiện tượng gì.

Xem đáp án và giải thích
Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau: BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau:

   BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

   BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

   b) Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl.

   Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3.

   Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2.

   Cứ 2 phân tử AgCl được tạo ra cùng 1 phân tử Ba(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?


Đáp án:

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...

Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:

Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông ... để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,...

Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…