Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.


Đáp án:

Thể tích dung dịch HCl dùng cho cả 2 phản ứng bằng nhau, nên có cùng số mol. Kí hiệu X, Y là khối lượng mol nguyên tử của 2 kim loại.

Phương trình hoá học của phản ứng :

2X + 2nHCl → 2XCln + nH2 ↑

nH2 = 0,672 /22,4 = 0,O3 mol

Theo đề bài: 0,06/n x X = 1,95 → X = 32,5n

Kẻ bảng

n 1 2 3
X 32,5 65 97,5

Vậy X là Zn

Y2Om + mHCl → YClm + mH2O

Theo đề bài, ta có:

(2Y + 16m) = 1,6 → Y = 56/3.m

Kẻ bảng

m 1 2 3
Y 56,3 112/3 56

Vậy Y là Fe.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch H2SO4 dư, dặc, nóng, thu được 0,035 mol SO2. Tính số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch H2SO4 dư, dặc, nóng, thu được 0,035 mol SO2. Tính số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt?


Đáp án:

Gọi nCu = y, nFe = x mol

x → 3x (mol)

y → 2y (mol)

0,07 ← 0,035 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 3x+2y = 0,07 (1)

Khối lượng hai kim loại = 1,84 g: 56x+64y = 1,84 (2).

Giải 1,2 ta có: x = 0,01, y = 0,02 (mol)

Xem đáp án và giải thích
Cho các sơ đồ phản ứng sau: NaOH + HCl → NaCl + H2O Al(OH)3+ H2SO4 → Al2(SO4) + H2O a) Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên b) Gọi tên các muối tạo thành
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Al(OH)3+ H2SO4 → Al2(SO4) + H2O

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên

b) Gọi tên các muối tạo thành


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

b) Gọi tên các muối tạo thành:

NaCl: Natri clorua

Al2(SO4)3: Nhôm sunfat

Xem đáp án và giải thích
Để trung hoà 40,0ml giấm cần dùng 25,0ml dung dịch NaOH 1,00M. Coi khối lượng riêng của giấm không khác khối lượng riêng của nước. Hãy tính nồng độ % của axit axetic trong mẫu giấm nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để trung hoà 40,0ml giấm cần dùng 25,0ml dung dịch NaOH 1,00M. Coi khối lượng riêng của giấm không khác khối lượng riêng của nước. Hãy tính nồng độ % của axit axetic trong mẫu giấm nói trên.


Đáp án:

nNaOH = 0,025 .1 = 0,025 mol

CH3COOH  +  NaOH  ---> CH3COONa  + NaOH

                       0,025

nCH3COOH = nNaOH = 0,025 mol

mCH3COOH = 0,025 . 60 = 1,5 g

mdd CH3COOH = D.V = 1.40 = 40 g

C%(CH3COOH) = 1,5/40 .100% = 3,8%

Xem đáp án và giải thích
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên.


Đáp án:

 Dấu hiệu: mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng vừa đủ với 0,8 gam brom trong dung dịch. Cũng m gam hỗn hợp X cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thì thu được 4,32 gam Ag. % khối lượng của fructozơ trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng vừa đủ với 0,8 gam brom trong dung dịch. Cũng m gam hỗn hợp X cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thì thu được 4,32 gam Ag. % khối lượng của fructozơ trong X là


Đáp án:

nGlucozo = nBr2 = 0,005 mol

nAg = 2nGlucozo + 2nFructozo = 0,04 mol

=> nFrucrozo = 0,015 mol

=> Glucozo (25%) và Fructozo (75%)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…