Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?


Đáp án:

  - Trong điều kiện thường Fe2+ dễ chuyển thành Fe3+

    - Khi có Fe thì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

    ⇒ Do đó, trong dung dịch luôn có Fe2+

=>  Một thanh Fe

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.


Đáp án:

Đặc điểm và cấu trúc anđehit và xeton

 - Nguyên tử C mang liên kết đôi có trạng thái lai hóa sp2.

    - Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π không bền.

    - Liên kết C=O bị phân cực.

Trong cacbonyl trong phân tử xeton có cấu trúc tương tự nhóm cacbonyl trong phân tử anđehit. Tuy nhiên, nguyên tử cacbon trong phân tử xeton bị chướng ngại lập thể, liên kết C=O trong phân tử xeton ít phân cực hơn so với anđehit.

Xem đáp án và giải thích
a) Các cách viết sau chỉ các ý gì? 2 Cu, 2 H2, 3 NaCl. b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt các ý sau: năm nguyên tử sắt, ba phân tử muối ăn, bốn phân tử khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Các cách viết sau chỉ các ý gì? 2 Cu, 2 H2, 3 NaCl.

b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt các ý sau: năm nguyên tử sắt, ba phân tử muối ăn, bốn phân tử khí oxi.


Đáp án:

a) 2 Cu: hai nguyên tử đồng.

2 H2: hai phân tử hiđro.

3 NaCl: ba phân tử muối ăn (hay ba phân tử natri clorua).

b) năm nguyên tử sắt: 5 Fe.

ba phân tử muối ăn: 3 NaCl.

bốn phân tử khí oxi: 4 O2.

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch : a) CuCl2  b) Pb(NO3)2 c) AgNO3 d) NiSO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Giả thiết các kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh kẽm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch :

a) CuCl

b) Pb(NO3)2

c) AgNO3

d) NiSO4.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Giả thiết các kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh kẽm.





Đáp án:

a)  Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

65g                                 64g

MCu <  MZn → khối lượng giảm

b) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

    65g                                     207g

Zn< M Pb → khối lượng tăng

c) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

65g                                         2.108g

2MAg > MZn → khối lượng tăng

d) Zn + NiSO4 → ZnSO4 + Ni

  65g                                  59g

MZn > MNi → khối lượng giảm.

 



Read more: https://sachbaitap.com/bai-528-trang-38-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a6304.html#ixzz7SsX2TDiH

Xem đáp án và giải thích
Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:


Đáp án:
  • Câu A. bị oxi hóa.

  • Câu B. bị khử.

  • Câu C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

  • Câu D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Xem đáp án và giải thích
Axit axetic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chấy X (có M = 60 và chứa C,H,O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là:

Đáp án:
  • Câu A. axit axetic

  • Câu B. metyl fomat

  • Câu C. Ancol propylic

  • Câu D. Axit fomic

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…