Câu A. Cu
Câu B. Fe
Câu C. Mg
Câu D. Ag Đáp án đúng
Kim loại không tan trong dung dịch FeCl3 là Ag.
Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết Phương trình hóa học phản ứng.
Thành phần của thủy tinh là Na2SiO3 (muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu).
Khi nghiền thủy tinh thành bột, rồi cho vào nước, Na2SiO3 bị phân hủy tạo môi trường kiềm. Na2SiO3+2H2O ⇔ 2NaOH + H2SiO3
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4. KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau:
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy.
a) Nếu lấy cùng khối lượng a gam.
⇒ nKMnO4 = a/158 mol; nKClO3 = a/122,5 mol; nH2O2 = a/34 mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
a/158 → a/316
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 ↑ (2)
a/122,5 → 3a/245
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
a/34 → a/68
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = a/316 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3a/245 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = a/68 mol
Ta có : a/316 < 3a/245 < a/68 ⇒ n1 < n2 < n3
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 < KClO3 < H2O2
b) Nếu lấy cùng số mol là b mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
b → b/2
2KClO3 -to→ 2KCl + O2 ↑ (2)
b → 3b/2
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
b → b/2
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = b/2 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3b/2 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = b/2 mol
Ta có: n1 = n3 < n2.
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 bằng khi phân hủy H2O2 và nhỏ hơn KClO3.
Cho m gam axit axetic tác dụng hết với 9,65 gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu. Sau phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn không tan. Gía trị của m?
Khi cho hỗn hợp Zn và Cu tác dụng với dung dịch CH3COOH chỉ có Zn phản ứng, chất rắn không tan sau phản ứng là Cu
=> mZn = 9,65 - 6,4 = 3,25 (g)
=> nZn= 3,25 : 65 = 0,05 (mol)
Phương trình hóa học: 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2
0,1(mol) ← 0,05 (mol)
Khối lượng CH3COOH là: 0,1.60= 6(g)
Khi nhúng cặp điện cực vào cốc đựng dung dịch H2SO4 trong bộ dụng cụ như ở hình 1.1 rồi nối các dây dẫn điện với nguồn điện, bóng đèn sáng rõ. Sau khi thêm vào cốc đó một lượng dung dịch Ba(OH)2, bóng đèn sáng yếu đi. Nếu cho dư dung dịch Ba(OH)2 vào, bóng đèn lại sáng rõ. Giải thích.
- H2SO4 là chất điện li mạnh vì vậy bóng đèn sáng.
H2SO4 → 2H+ + SO42-
- Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào xảy ra phản ứng
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Nồng độ SO42- và H+ giảm đi do tạo thành chất khó tan BaSO4 và chất kém điện li H2O, nên bóng đèn sáng yếu đi.
- Khi dư dung dịch Ba(OH)2 nồng độ các ion trong dung dịch tăng (Ba(OH)2 là chất điện li mạnh) bóng đèn sáng trở lại.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
Đun m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ (khối lượng saccarozơ gấp 2 lần khối lượng glucozơ) với dung dịch H2SO4 loãng, khi phản ứng kết thúc đem trung hòa, sau đó thực hiện phản ứng tráng bạc thu được 64,8 gam Ag. Tìm m?
nsaccarozơ = a mol; nglucozơ = b mol.
msaccarozơ = 2mglucozơ ⇒ 342a = 2 × 180b (1)
Saccarozơ → fructozơ + glucozơ
∑nglucozơ = nglucozơ ban đầu + nglucozơ thủy phân = a + b mol.
nfructozơ = a mol.
1glucozơ → 2Ag, 1fructozơ → 2Ag
nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nfructozơ = 2 × (a + b) + 2 × a = 64,8: 108 = 0,6 mol. (2)
Từ (1)(2) ⇒ a = 0,1017 mol; b = 0,0966 mol
m = msaccarozơ + mglucozơ = 0,1017 × 342 + 0,0966 × 180 = 52,1694 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.