Có thể dùng những phản ứng hoá học nào để chứng minh rằng thành phần của muối đồng(II) sunfat có nguyên tố đồng và gốc sunfat ?
Chọn những thuốc thử để nhận biết trong thành phần của muối đổng(II) sunfat có chứa nguyên tố đồng và gốc sunfat :
- Nhận biết nguyên tố đồng. Dùng thuốc thử là kim loại hoạt động, thí dụ Fe, Zn...
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
- Nhận biết gốc sunfat : Dùng thuốc thử là dung dịch muối bari, như BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2 :
BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4 ↓
a. Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa các vật liệu polime : Chất dẻo, tơ, cao su và keo dán?
b. Phân biệt chất dỏe và vật liệu compozit
a) Giống nhau: Đều có thành phần polime
Khác nhau: Về tính chất:
+ Chất dẻo: có tính dẻo
+ Tơ: hình sợi dài, mảnh, mềm, dai
+ cao su; Có tính đàn hồi
+ Keo dán: có khả năng kết dính
b) Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo
Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau
Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy,vì sao?
a) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.
b) CaO + CO2 → CaCO3.
c) 2HgO → 2Hg + O2.
d) Cu(OH)2 → CuO + H2O.
Phản ứng hóa hợp: b) vì một chất mới sinh ra từ hai chất ban đầu.
Phản ứng phân hủy: a) c) d) vì một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
So sánh nhiệt độ sôi giữa các chất, trường hợp nào sau đây hợp lý:
Câu A. C3H7OH < C2H5COOH < CH3COOCH3
Câu B. C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3
Câu C. CH3COOCH3 < C2H5COOH < C3H7OH
Câu D. CH3COOCH3 < C3H7OH < C2H5COOH
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O.
c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.
d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 1,08 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m là
Giải
Ta có: FeS2 : x mol, FeCO3: y mol, CuO: z mol và Fe2O3: t mol
Áp suất giảm 10% → số mol khí giảm 10% = 0,54.10% = 0,054 mol
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
x-------11/4x---------------------2x
4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2
y → y/4 → y mol
→ n khí giảm = nO2 pư - (nSO2 + nCO2)= 11/4x + y/4 - (2x + y) = 0,054
→ x - y = 0,072 (1)
Khi pư với H2SO4 đặc ta có:
BTNT C → nCO2 = y mol
BT e → nSO2 = (15x +y)/2 mol
→ n khí = y + (15x + y)/2 = 1,08 mol
→ 15x + 3y = 2,16 (2)
Từ 1, 2 => x = 0,132 và y = 0,06
m = 120.0,132 +116.0,06 +80z +160t = 22.8+ 80z +160t → m - 80z - 160t = 22,8
%mO = 16(3.0,06 + z + 3t) = 0,152m → 0,152m - 16z - 48t = 2,88
BTNTFe, Cu → 400.(0,132 + 0,06 + 2t)/2 + 160z = 1,8m
→ 200(0,132 + 0,06 + 2t) + 160z = 1,8
→ 1,8m - 160z - 400t = 38,4
→ m = 30g; z = 0,06; t = 0,015
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.