Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.


Đáp án:

Cho hai khí vào hai bình có cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi màu dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.

PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?


Đáp án:

Gọi kim loại hoá trị II là R

R + H2SO4 → RSO4 + H2

Số mol H2 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

Từ pt => số mol R = số mol H2 = 0,5 (mol)

Ta có: MR = mR/nR = 12/0,5 = 24

Vậy kim loại cần tìm là Mg

Xem đáp án và giải thích
Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Ta có Fe → Fe(NO3)3

nFe(NO3)3 = nFe = 0,1 mol

→ mFe(NO3)3 = 0,1 . 242 = 24,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của hidro
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lý và hóa học của hidro


Đáp án:

1. Tính chất vật lí:

Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.

2. Tính chất hóa học:

a) Tác dụng với oxi

Hiđro cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước

b) Tác dụng với một số oxit kim loại

- Hiđro có tính khử, khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo. Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên. Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.

   Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.

   Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.


Đáp án:

Tinh bột + Nước → Mantozo

   Mantozo + Nước → Glucozo

   Nhai cơm kĩ để nghiền thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozo, và phản ứng chuyển từ mantozo thành glucozo. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.

Xem đáp án và giải thích
Điều chế C2H5COOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Từ C2H6, để điều chế C2H5COOH thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…