Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?


Đáp án:

Cho quỳ tím vào từng chất:

   + Qùy tím chuyển sang màu đỏ là KHSO4

   + Qùy tím chuyển sang màu xanh là Na2CO3 và CH3NH2

   + Qùy tím không chuyển màu là NaCl

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tốc độ phản ứng là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tốc độ phản ứng là gì?


Đáp án:

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Xem đáp án và giải thích
Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4


Đáp án:

Cách 1. Trung hòa hai axit bằng dung dịch NaOH, sau đó dùng dung dịch AgNO3 nhận biết ion PO43- vì tạo kết tủa màu vàng.

3Ag++PO43- → Ag3PO4

Cách 2. Cho bột Cu tác dụng với từng axit H3PO4 không tác dụng với Cu, chỉ có HNO3 tác dụng với Cu sinh ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí hoặc khí màu nâu.

3Cu + 8HNO3loãng→3Cu(NO3)2 +2NO↑+4H2O

Cu + 4HNO3đặc→Cu(NO3)2+2NO2↑+2H2O

Xem đáp án và giải thích
Bài toán vô cơ tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:


Đáp án:
  • Câu A. 25,5%

  • Câu B. 18,5%

  • Câu C. 20,5%

  • Câu D. 22,5%

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng trùng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, etilenoxit, vinylaxetat, caprolactam, metylmetacrylat, metylacrylat, propilen, benzen, axít etanoic, axít ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phương trình ion
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ion OH- có thể phản ứng được với các ion nào sau đây:


Đáp án:
  • Câu A. Fe3+ ;Mg2+ ;Cu2+ ;HSO4 -

  • Câu B. Fe2+ ;Zn2+ ;HS- ; SO4(2-)

  • Câu C. Ca2+ ;Mg2+ ; Al3+ ; Cu2+ 

  • Câu D. H+ ;NH- ;HCO ;CO2(3-)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…