Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.

Thí dụ: Nguyên tử Na có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

Nguyên tử Na thuộc nhóm IA là kim loại hoạt động mạnh có 1e lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3, rất không bền, bị phân hủy tạo ra CO2, H2O, N2 và O2. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng phân hủy glixerol trinitrat. b) Hãy lính thể tích khí sinh ra khi làm nổ lkg chất nổ này. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3, rất không bền, bị phân hủy tạo ra CO2, H2O, N2 và O2.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng phân hủy glixerol trinitrat.

b) Hãy lính thể tích khí sinh ra khi làm nổ lkg chất nổ này. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng: 4C3H5O9N3 (l)    ---t0--->  12CO2 (k)   +  10H2O (k)  + 6N2 (k) +  O2

b) nglixerol = 1000/227 mol

Thể tích khí sinh ra:

Theo phản ứng: Cứ 4 mol glixerol trinitrat khi nổ tạo ra 29 mol chất khí

Vậy 1kg glixerol trinitrat khi nổ tạo ra số mol chất khí:

⇒ n = (29.1000)/(4.227) = 31,94(mol) ⇒ Vkhí = 31,94 x 50 ≈ 1597 (lít).

 

 

Xem đáp án và giải thích
Kim loại kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận xét nào sau đây không đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

  • Câu B. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

  • Câu C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.

  • Câu D. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.


Đáp án:

Dung dịch sau có màu xanh nhạt nghĩa là vẫn còn ít ion đồng → H+ chưa bị điện phân.

Gọi số mol Cu2+ điện phân là a (mol) còn số mol O2 tạo ra ở anot là b (mol).

Bảo toàn e suy ra: a = 2b

Khối lượng dung dịch giảm gồm khối lượng Cu và khối lượng khí oxi sinh ra nên:

64a + 32b = 0,64

Từ hai phương trình trên suy ra: b = 0,004 (mol); a =0,008 (mol).

nH+ lúc sau = nH+ ban đầu + nH+ tạo ra = 0,01 + 0,016 = 0,026 (mol)

⇒ CM = 0,0026:(100/1000) = 0,26M

Xem đáp án và giải thích
 Tính số gam KMnO4 cần phân hủy để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tính số gam KMnO4 cần phân hủy để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) 


Đáp án:

nO2 =0,1 mol

2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

0,2 ← 0,1 (mol)

mKMnO4 = 0,2.158 = 31,6 g

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất rắn cho qua khí CO sau phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y gồm ?

Đáp án:
  • Câu A. FeO, Cu, Mg.

  • Câu B. Fe, Cu, MgO.

  • Câu C. Fe, CuO, Mg.

  • Câu D. FeO, CuO, Mg.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…