Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-? b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4- c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu? e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M.

a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-?

b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4-

c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M

d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu?

e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?


Đáp án:

a. 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

Fe2+ → Fe3+ + e

Fe2+ là chất khử

 

MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O

MnO4- là chất oxi hóa

b. Để tác dụng với 1 mol MnO4- cần 5 mol Fe2+

c. nKMnO4 = 0,025.0,03 = 7,5.10-4 (mol)

nFe2+ = 5.nMnO4- = 3,75. 10-3 (mol) trong 20 cm3

d. Số mol Fe2+ trong 200 cm3 là 3,75.10-3.10 = 0,0375 mol

→ mFe2+ = 0,0375.56 = 2,1 (g)

e. mFeSO4 tinh khiết = 0,0375.152 = 5,7 gam

%FeSO4 = 5,7 : 10 x 100 = 57%

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn. a) Viết các phương trình hoá học. b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn.

a) Viết các phương trình hoá học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.


Đáp án:

a) Phương trình hoá học của phản ứng :

Ag không tác dụng với oxi, không tác dụng với dung dịch HCl nên 2,7 garn chất rắn không tan là Ag.

Hỗn hợp kim loại với oxi.

4Al + 3O2 → 2Al2O3

3Fe + 2O2 → Fe3O4

2Cu + O2 → 2CuO

Hỗn hợp chất rắn Y với dung dịch HCl

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H20

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H20

CuO + 2HCl → CuCl2 + H20

So sánh các phản ứng của hỗn hợp X với oxi và hỗn hợp Y với dung dịch HCl, ta thấy :

nHCl = 2ntrong oxit ; mO2 = 8,7 - 6,7 = 2g

nO(trong oxit) = 0,125 mol; nHCl = 0,25 mol

VHCl = 0,25/2 = 0,125l

Xem đáp án và giải thích
Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho axit cacboxylic tác dụng với propan-2-ol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H10O2. Tên gọi của X là.

Đáp án:
  • Câu A. n-propyl axetat.

  • Câu B. isopropyl axetat.

  • Câu C. propyl propionat.

  • Câu D. isopropyl propionat.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Hãy xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Hãy xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?


Đáp án:

2 giờ = 7200 s

Gọi thời gian điện phân muối bạc là t1

Gọi thời gian điện phân muối đồng là t2

⇒ t1 + t2 = 7200 (1)

Theo định luật Faraday:

mAg = [108.0,804.t1]/9600  = 9.10-4.t1

mCu =  [64.0,804.t2]/9600  = 2,666.10-4. t2    

mà mAg + mCu = 3,44 (g) ⇒ (9.t1 + 2,666.t2 ). 10-4 = 3,44 (2)

(1),(2) ⇒ t1 = 2400 (s) ⇒ mAg = 2,16 gam ⇒ nAg = 0,02

t2 = 4800 (s) ⇒ mCu = 1,28 gam ⇒ nCu = 0,02

CM Cu(NO3)2 = 0,02/0,2 = 0,1M ; CM AgNO3 = 0,02/0,2 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Khí CO2 có lần tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây tốt nhất?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khí CO2 có lần tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây tốt nhất?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch NaOH dư.

  • Câu B. Dung dịch NaHCO3 bão hòa dư.

  • Câu C. Dung dịch Na2CO3 dư.

  • Câu D. Dung dịch AgNO3 dư.

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các chất : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3O2Na vào các cột thích hợp trong bảng sau: Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các chất : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3O2Na vào các cột thích hợp trong bảng sau:

 

Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ
Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon
   

Đáp án:

Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ
Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon
C6H6 C2H6O CaCO3
C4H10 CH3NO2 NaNO3
  C2H3O2Na NaHCO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…