Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:
– A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.
– C và D không phản ứng với dung dịch HCl.
– B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.
– D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).
a) B, D, C, A
b) D, A, B, C
c) B, A, D, C
d) A, B, C, D
e) C, B, D, A
A, B tác dụng với HCl và C, D không phản ứng với HCl ⇒ A,B hoạt động mạnh hơn B, C
B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A ⇒ B hoạt động mạnh hơn A
D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C ⇒ D mạnh hơn C
⇒Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: B, A, D, C
Phương án c đúng.
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.
- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.
- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3
⇒Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là bao nhiêu?
Ta có 2p + n = 21 .
Mặt khác, vì 1 ≤ n/p ≤ 1,5 ⇒ 6 ≤ p ≤ 7 .
Nguyên tố cần tìm có số proton và electron bằng 7.
Cấu hình electron là: 1s22s22p3.
Nguyên tố này có 3 phân lớp electron.
Hiện tượng vật lý là gì?
Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hãy trình bày những hiểu biết của em về axit clohidric theo dàn ý sau:
a) Thành phần hóa học
b) Tác dụng lên giây quỳ.
c) Tác dụng với kim loại.
a) Thành phần hóa của axit clohidric:
- CTHH: HCl
- Phân tử có 1 nguyên tử H.
- Gốc axit là Cl có hóa trị là I.
b) Tác dụng lên giấy quỳ tím: dung dịch HCl làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.
c) Tác dụng với kim loại:
Mg + HCl → MgCl2 + H2↑
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.
Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.