Clorua - Axit clohidric
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với khí clo và dung dịch axit clohiđric cho ra cùng một loại muối?

Đáp án:
  • Câu A. Al

  • Câu B. Ag

  • Câu C. Cu

  • Câu D. Fe Đáp án đúng

Giải thích:

Ag và Cu không tác dụng với dung dịch axit clohidric. Fe có 2 hóa trị là II và III. Khi tác dụng với clo sắt bị oxi hóa tạo thành muối sắt (III) còn khi tác dụng với HCl chỉ tạo muối sắt (II). 2Fe + 3Cl2 --> 2FeCl3. Fe + HCl --> FeCl2 + H2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tử là:

Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2.

Z = 21: 1s22s22p63s23p63d14s2 .

Z = 22: 1s22s22p63s23p63d24s2

Z = 24: ls22s22p63s23p63d54s1.

Z = 29: ls22s22p63s23p63d104s1

Nhận xét:

- Cấu hình Z= 20 khác với các cấu hình còn lại ở chỗ không có phân lớp 3d.

- Cấu hình Z = 24 và Z = 29 đều có 1 electron ở phân lớp 4s.

- Cấu hình Z= 24 và Z = 22 đều có 2 electron ở phân lớp 4s.

- Ở cấu hình của Z = 24, nếu đúng quy luật thí phải là [Ar] 3d44s2, nhưng do phân lớp 3d vội giả bão hòa nửa phân lớp” nên mới có cấu hình như trên.

- Ở cấu hình của Z = 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.

- Ở cấu hình của Z= 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.

Xem đáp án và giải thích
Đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây là đisaccarit?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ

  • Câu B. Glucozơ

  • Câu C. Amilozơ

  • Câu D. Xenlulozơ

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng của muối CuSO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X chỉ có 1 kim loại và dung dịch Y chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi :

Đáp án:
  • Câu A. CuSO4 và FeSO4 hết và Mg dư

  • Câu B. FeSO4 dư, CuSO4chưa phản ứng, Mg hết.

  • Câu C. CuSO4 hết, FeSO4 chưa tham gia phản ứng, Mg hết.

  • Câu D. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.

Xem đáp án và giải thích
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Khi đốt cháy E ta tính được CO2: 2,17 mol; H2O: 1,52 mol Þ nO (E) = 1,04 mol

Đặt số mol của (X, Y), Z, T lần lượt là a, b, c mol Þ 2a + 2b + 4c = 1,04 (1)

và (k + 1 – 1).a – b + (2k + 2 – 1).c = 2,17 – 1,52 Þ (ka + 2kc) – b + c = 0,65 (2) với ka + 2kc =

Khi cho F tác dụng với NaOH thì: a + 2c = 0,4 (3) và Mmuối = 104,75

Þ 2 muối đó là C2H5COONa (0,15 mol) và C3H7COONa (0,25 mol)

Từ (1), (2), (3) suy ra: a = 0,16; b = 0,12; c = 0,12

Theo BTKL: 47,02 + 0,4.40 = 41,9 + 0,16.18 + 0,24.MT Þ MT = 76: C3H6(OH)2

Theo các dữ kiện tính được suy ra: X là C3HxO2 (0,03 mol) và Y là C4HyO2 (0,13 mol)

Theo BTNT H: 0,03x + 0,13y + 0,12.8 + 0,12.(x + y – 2 + 6) = 1,52.2 Þ x = y = 4

Vậy T là C2H3-COO-C3H6-OOC-C3H3 (0,12 mol) Þ %mT = 51,44%.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu ⇒ khối lượng tăng : 64 – 56 = 8 (gam).

x gam Fe khối lượng tăng : 4,2857 – 4 = 0,2857(gam).

⇒8x = 56 . 0,2857

⇒x = 1,9999.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…