Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 xM và NaHCO3 yM thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 xM và NaHCO3 yM thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Tìm x, y?


Đáp án:

Cho từ từ HCl vào dung dịch Na2CO3 và NaHCO3: phản ứng (1) và (2) sau đây xảy ra lần lượt:

HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (1)

HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 (2)

Phản ứng 1: nNa2CO3 = nHCl p/u(1) = 0,5x mol

Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,045 mol

Tổng số mol HCl: 0,5x + 0,045 = 0,15 ⇒ x = 0,21 mol

Theo định luật bảo toàn nguyên tố C: nNa2CO3 + nNaHCO3 = nCO2 + nBaCO3

Vậy: 0,5x + 0,5y = 0,045 + 0,15. Thay x = 0,21 tính ra y = 0,18.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xong thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xong thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V?


Đáp án:

Ta có: nHCl = 0,8 mol; nH2 = 0,1 mol

Có Fe dư => muối tạo thành là FeCl2

BTNT Cl => nHCl = 2nFeCl2 => nFeCl2 = 0,4 mol

BTNT H => nHCl = 2nH2 + 2nH2O

=>nH2O = (0,8 – 2.0,1): 2 = 0,3 mol

BTNT O => nO = 0,3 mol

Quy đổi X thành Fe (0,4 + 2,8/56 = 0,45 mol) và O (0,3 mol)

BT e => 3nFe = 2nSO2 + 2nO

=>nSO2 = (3.0,45 – 2.0,3) : 2 = 0,375 mol

=> V = 8,4 lít

Xem đáp án và giải thích
Bài tập so sánh lực bazơ của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp heo thứ tự lực bazo giảm dần là:


Đáp án:
  • Câu A. (4), (1), (5), (2), (3)

  • Câu B. (3), (1), (5), (2), (4)

  • Câu C. (4), (2), (3), (1), (5)

  • Câu D. (4), (2), (5), (1), (3)

Xem đáp án và giải thích
Theo lí thuyết hiện đại, trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử được mô tả bằng hình ảnh gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo lí thuyết hiện đại, trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử được mô tả bằng hình ảnh gì?


Đáp án:

Theo lí thuyết hiện đại, trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử được mô tả bằng hình ảnh đám mây electron.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ và andehit axetic
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ và andehit axetic 


Đáp án:

PTHH:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O --t0--> C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Xem đáp án và giải thích
Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.


Đáp án:

Toluen và benzen cùng phản ứng hidro có xúc tác Ni

Đun nóng; Br2 có bột Fe đun nóng

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…