Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: Fe + HCl → FeCl2 + H2 Tỉ lệ các chất trong phương trình là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: Fe + HCl → FeCl2 + H2

Tỉ lệ các chất trong phương trình là bao nhiêu?


Đáp án:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Vậy tỉ lệ các chất trong phương trình là: 1 : 2 : 1 : 1.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 66,98

  • Câu B. 39,4

  • Câu C. 47,28

  • Câu D. 59,1

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tìm V?


Đáp án:

Gọi x, y và z là số mol Mg2+, Ca2+ và Ba2+ trong dung dịch A. Dung dịch trung hòa điện nên: 2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 → x + y + z = 0,15

    Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO32- = x + y + z = 0,15 = nK2CO3

    ⇒ Vdd K2CO3 = 0,15/1 = 0,15 (lit)=150 (ml)

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?


Đáp án:

Các bà nội trợ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dun dịch đặc và lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm cho đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vở làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều. Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau: a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ] b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ] c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ] d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ]

b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ]

c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ]

d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Xem đáp án và giải thích
Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích: a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn. c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ. d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích:

   a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

   b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.

   c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.

   d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.


Đáp án:

  a) Hiện tượng vật lí vì dây sắt bị thay đổi hình dạng.

   b) Hiện tượng vật lí vì axit axetic không biến đổi thành chất khác.

   c) Hiện tượng hóa học vì sắt đã biến thành nâu đỏ nâu.

   d) Hiện tượng hóa học vì rượu đã chuyển thành giấm ăn.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…