Bài toán liên quan tới phản ứng hóa học của sắt và hợp chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y .Cho dung dịch AgNO3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa . Giá trị của V và m lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. 290 và 83,23

  • Câu B. 260 và 102,7 Đáp án đúng

  • Câu C. 290 và 104,83

  • Câu D. 260 và 74,62

Giải thích:

- Hoà tan hoàn toàn X thì: nHCl (tối thiểu) = 2nFeCl2 = 2(nFe + nFe2O3) = 0,52 mol; Þ V(HCl) = 0,52/2 = 0,26 lít; - Khi cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 thì: BT e ta có: nAg = nFeCl2 = 0,26 mol; nAgCl = nHCl (tối thiểu) = 0,52 mol; - Khi đó : m(kt) = 108nAg + 143,5nAgCl = 102,7 g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là hiện tượng của phản ứng nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là hiện tượng của phản ứng nào


Đáp án:

Phương trình hóa học: 4P + 5O2 --t0--> 2P2O5

Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong không khí. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có công thức hóa học là P2O5.

Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lầnl ượt bằng 3, 6, 9, 18?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lầnl ượt bằng 3, 6, 9, 18?


Đáp án:

Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau:

Z = 3: 1s22s1 ; Z = 6 : 1s22s22p2;

Z = 9: 1s22s22p5 ; Z = 18: 1s22s22p63s23p6.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi khí ngừng thoát ra thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi khí ngừng thoát ra thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch?


Đáp án:

2Al + 6HCl => 2AlCl3 + 3H2

Khối lượng dung dịch giảm = mAl – mkhí = 14,4 Þ 27x – 1,5x.2 = 14,4 Þ x = 0,6

Muối thu được là AlCl3 có m = 80,1 (g)

Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.


Đáp án:

Trong 1000g quặng có: 1000. 35% = 350g Ca3(PO4)2

Bảo toàn nguyên tố P ⇒ trong 1 mol Ca3(PO4)2 có 1mol P2O5 nghĩa là trong 310g Ca3(PO4)2 tương ứng có 142g P2O5.

⇒350g Ca3(PO4)2 có lượng P2O5 là:

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết khối lượng của những lượng chất sau: a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,01 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O; b) 0,5 mol phân tử N2; 0,10 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2 c) 0,1 mol Fe ; 2,15 mol Cu, 0,8 mol H2SO4 ; 0,5 mol CuSO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết khối lượng của những lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,01 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O;

b) 0,5 mol phân tử N2; 0,10 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2

c) 0,1 mol Fe ; 2,15 mol Cu, 0,8 mol H2SO4 ; 0,5 mol CuSO4


Đáp án:

a) mN = 0,5 .14 = 7g.

mCl = 0,1 .35.5 = 3.55g

mO = 3.16 = 48g.

b) mN2 = 0,5 .28 = 14g.

mCl2 = 0,1 .71 = 7,1g

mO2 = 3.32 =96g

c) mFe = 0,1 .56 =5,6g mCu = 2,15.64 = 137,6g

mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4g.

mCuSO4 = 0,5 .160 = 80g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…