Bài toán thủy phân amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là


Đáp án:
  • Câu A. CH3CH(NH2)-COOH

  • Câu B. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH

  • Câu C. HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH Đáp án đúng

  • Câu D. H2N-CH2CH(NH2)-COOH

Giải thích:

nNaOH : nX = 1 : 2; => X có 2 nhóm COOH; => MX = [3,67 - 0,02.36,5] : 0,02 = 147; => Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất khử
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng 2NH3 + 3Cl2 --> 6HCl + N2 Trong phản ứng trê, nhận xét nào đúng về vai trò của các chất tham gia?

Đáp án:
  • Câu A. NH3 là chất khử

  • Câu B. NH3 là bazo

  • Câu C. Cl2 vừa oxi hóa vừa khử

  • Câu D. Cl2 là chất khử

Xem đáp án và giải thích
Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít (đktc) khí X (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khí dung dịch ). Để đốt cháy hết V lít khí X trên cần vừa đủ lượng O2 sinh ra khi nung m gam KClO3 (có xúc tác).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít (đktc) khí X (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khí dung dịch ). Để đốt cháy hết V lít khí X trên cần vừa đủ lượng O2 sinh ra khi nung m gam KClO3 (có xúc tác). Tìm m?


Đáp án:

nCa(OH)2 = 0,2 ⇒ nOH- = 0,4 mol

n(NH4)2SO4 = 0,3 mol ⇒ nNH4+ = 0,6 mol

nOH- < nNH4+ ⇒ nNH3 = 0,4 mol

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

nO2 = 3/4. nNH3 = 0,3 mol

KClO3 -toC→ KCl + 3/2 O2

nKClO3 = 2/3 nO2 = 0,2 mol ⇒ m = 24,5 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thủy phân este (C8H8O2) trong dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp 2 este X và Y là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Cho 4,08g hỗn hợp trên phản ứng với vừa đủ dung dịch chứa 1,6g NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là:


Đáp án:
  • Câu A. 3,34g

  • Câu B. 5,50g

  • Câu C. 4,96g

  • Câu D. 5,32g

Xem đáp án và giải thích
Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?


Đáp án:

Ở ống (1) có phản ứng:

CH3-CH2-Br + H2O  --t0--> CH3-CH2-OH + HBr

AgNO3 + HBr → AgBr ↓ + HNO3

                           Vàng nhạt

Ống (2):

→ không có phản ứng không có hiện tượng gì

Nhận xét: Liên kết C-Br mạch hở (trong CH3-CH2-Br) kém bên hơn liên kết của Br trực tiếp với C ở vòng benzen.

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể điều chế Cr(III)oxit bằng cách phân hủy muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao: (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào và lập phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể điều chế Cr(III)oxit bằng cách phân hủy muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào và lập phương trình hóa học


Đáp án:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

2N-3 → N2o + 6e

N-3 là chất khử

2Cr+6 + 6e → 2Cr+3

Cr+6 là chất oxi hóa

Là phản ứng phân hủy

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…