Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O. Tìm x, y ? (biết x ≠ y)


Đáp án:

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

=> x = 2; y =3

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 11,25. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 11,25. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là bao nhiêu?


Đáp án:

MX = 9.2 = 18

Coi hỗn hợp X ban đầu có 5 mol (H2 = 3 mol; C3H6 = 2 mol) ⇒ Hiệu suất tính theo C3H6

Bảo toàn khối lượng:

mX = mY   

 

⇒ nY = 4 mol

ngiảm = nX – nY = 1 mol = nC3H6 pư => H% = 1 : 2 .100% = 50%

Xem đáp án và giải thích
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra :


Đáp án:
  • Câu A. Sự khử ion Na+

  • Câu B. Sự oxi hóa Na+

  • Câu C. Sự khử phân tử H2O

  • Câu D. Sự oxi hóa phân tử H2O

Xem đáp án và giải thích
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

      • Giống nhau: có sự dùng chung electron.
      • Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

      • Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.
      • Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là bao nhiêu?


Đáp án:

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là 7.

CH3 – CH(CH3) – CH = CH2; CH3 – C(CH3) = CH – CH3; CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3

CH3 – C(CH3) = C = CH2; CH2 = C(CH3) – CH= CH2; CH3 – CH(CH3) – C≡CH;

CH2 = C(CH3) – C≡CH

Xem đáp án và giải thích
Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?


Đáp án:

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là :

Hiện tượng hóa học có sự xuất hiện chất mới ; hiện tượng vật lí vẫn giữ nguyên chất ban đầu (nghĩa là chỉ thay đổi về hình dạng, trạng thái….).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…