Cho những chất sau : đồng, các hợp chất của đồng và axit sunfuric. Hãy viết những phương trình hoá học điều chế đồng(II) sunfat từ những chất đã cho, cần ghi rõ các điều kiện của phản ứng.
Có các chất: Cu ; các hợp chất của đồng là CuO, Cu(OH)2, các muối đồng là CuCO3 hoặc CuCl2, hoặc Cu(NO3)2 ; H2SO4. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện của phản ứng.
Thí dụ :
- Cu + H2SO4 (đặc)
Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- CuO + H2SO4
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- CuCO3 + H2SO4
CuCO3 + H2SO4 → CuSO4 + H2O + CO2
- Cu(OH)2 + H2SO4
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.
Gọi kim loại là M
Giả sử khối lượng ban đầu của thanh kim loại M là 1(gam), lượng kim loại tham gia phản ứng là x(mol)
M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)
Theo (1):
1 mol M (M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-M) gam
⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (112-M).x gam
% khối lượng tăng = [112-M).x]/1 . 100% = 0,47% (*)
M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)
Theo (2):
1 mol M (M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M) gam
⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (207- M).x gam
% khối lượng tăng = [(207- M).x]/1.100% = 1,42% (**)
Từ (*) và (**) => [112 - M]/[207 - M] = 0,47/1,42 => M = 65, M là Zn.
Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là
Câu A. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE.
Câu B. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, lipit.
Câu C. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.
Câu D. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
Câu A. 54,0%.
Câu B. 49,6%.
Câu C. 27,0%.
Câu D. 48,6%.
Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Tìm m?
nAgNO3=0,1.2a =0,2a mol;
nFe(NO3)2 =0,1.a =0,1a mol
Ag+ + Fe2+ → Ag +Fe3+
ta có: nAg tạo thành = nFe2+ =0,1a mol (do nAg+ > nFe2+ )
→ 8,64/108 = 0,1a → a=0,8
Do đó X chứa: Fe3+ (0,1a =0,08 mol); Ag+ dư (0,2a –0,1a = 0,1a=0,08 mol),
NO3– (0,4a =0,32 mol)
Khi cho HCl vào X: Ag+ +Cl- → AgCl
Vậy m = mAgCl =143,5. 0,08 = 11,48 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.