Ăn mòn kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4

  • Câu C. 2 Đáp án đúng

  • Câu D. 1

Giải thích:

Chọn C.  Điều kiền để xảy ra ăn mòn điện hóa là: (3 điều kiện bắt buộc) (1) Có các cặp điện cực khác nhau về bản chất, có thể là kim loại – kim loại, kim loại – phi kim. Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn. (2) Các cặp điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn. (3) Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. - Cho Ni vào dung dịch FeCl3: Không thỏa mãn điều kiện (1). CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2 - Cho Ni vào dung dịch CuCl2: Thỏa mãn. - Cho Ni vào dung dịch AgNO3: Thỏa mãn. - Cho Ni vào dung dịch HCl và FeCl2: Không thỏa mãn điều kiện (1).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm C và S trong khí oxi thu được khí cacbon đioxit CO2 và 3,2 gam lưu huỳnh đioxit SO2. Tính thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm C và S trong khí oxi thu được khí cacbon đioxit CO2 và 3,2 gam lưu huỳnh đioxit SO2. Tính thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được.

 


Đáp án:

Số mol SO2: nSO2 = 0,05(mol)

Phương trình hóa học:

S + O2 --t0--> SO2 (1)

C + O2 --t0--> CO2 (2)

Theo phương trình (1): nS = nSO2 = 0,05 mol

⇒ mS = 0,05 . 32 = 1,6 gam

⇒ mC = 2,8 - 1,6 = 1,2 gam

⇒ nC = 0,1(mol)

Theo phương trình (2): nCO2 = nC = 0,1 mol

⇒ VCO2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít.

Xem đáp án và giải thích
Từ 6,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 6,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là


Đáp án:

C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3+ 3H2O

m = (16,2.297.90) : (162.100) = 26,73g

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.


Đáp án:

Đổi 300 ml = 0,3 lít

Số mol chất tan có trong 300 ml Ba(OH)2 0,4M là:

nBa(OH)2 = CM.V = 0,4.0,3 = 0,12 mol

Khối lượng Ba(OH)2 có trong dung dịch là:

mBa(OH)2 = 0,12 . 171 = 20,52 gam

Xem đáp án và giải thích
Tìm khối lượng hỗn hợp kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư, thu được 15,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hoà tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 36,6 gam muối trung hoà. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A.

    11,9

  • Câu B.

    10,3

  • Câu C.

    8,3

  • Câu D.

    9,8

Xem đáp án và giải thích
Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17. a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.


Đáp án:

a) Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:

X (Z = 9) ls2 2s2 2p5.    Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.

Y (Z = 16) ls2 2s2 2p6 3s2 3p4.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Z (Z = 17) ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

b) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…