Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là bao nhiêu?


Đáp án:

Độ điện li của CH3COOH là 0,02.

CM H+ = 0,043. 0,02 = 0,00086 (mol)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Anđehit

  • Câu B. Axit

  • Câu C. Ancol

  • Câu D. Xeton

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

C4H8O2 có số đồng phân este là:


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH

    - Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.

- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.

    Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    - Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.

    Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.

    AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.

    FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.

    MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)

Xem đáp án và giải thích
Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng khí hidro dễ tác dụng vơi chất chì (IV) oxit PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước. Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng khí hidro dễ tác dụng vơi chất chì (IV) oxit PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước.

   Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.


Đáp án:

PTHH: 2H2  +  PbO2  --t0--> Pb + 2H2O

Chất sinh ra là kim loại Pb

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…