Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
Dung dịch X chứa Ca2+ ; Na + ; AlO2- (có thể có OH-).
Chất rắn Y là MgO; có thể có Al2O3 dư
X + CO2 dư → Ca(HCO3)2; NaHCO3 và kết tủa là Al(OH)3
Đốt cháy 5,95 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,15 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là bao nhiêu?
Bảo toàn khối lượng:
nCl2= (20,15 - 5,95)/71 = 0,2 (mol) ⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
Có 3 anken A1, A2, A3 khi cho tác dụng với H2 có xúc tác Ni ở 50oC đều tạo thành 2-metylbutan. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên 3 anken đó và cho biết quan hệ đồng phân giữa chúng.
Công thức cấu tạo của A1 | Công thức cấu tạo của A2 | Công thức cấu tạo của A3 |
CH2=C(CH3)-CH2-CH3 2 - metylbut – 1 - en |
CH3-C(CH3)=CH-CH3 2 - metylbut - 2 - en |
CH2-C(CH3)-CH=CH2 3 - metylbut – 1 - en |
A1, A2, A3 có cùng mạch C, chỉ khác vị trí nhóm chức C=C ⇒ đồng phân vị trí nhóm chức. |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.