Cho công thức hóa học một số chất như sau: a) Axit sufuhidric: H2S b) Nhôm oxit: Al2O3 c) Liti hidroxit: LiOH d) Magie cacbonat: MgCO3 Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho công thức hóa học một số chất như sau:

   a) Axit sufuhidric: H2S

   b) Nhôm oxit: Al2O3

   c) Liti hidroxit: LiOH

   d) Magie cacbonat: MgCO3

   Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.


Đáp án:

a) Trong phân tử H2S:

- Do hai nguyên tố H và S tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 1.2 + 32 = 34đvC

b) Trong phân tử Al2O3:

- Do 2 nguyên tố Al và O tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 27.2 + 16.3 = 102đvC

c) Trong phân tử LiOH:

- Do 3 nguyên tố Li, O và H tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Li, 1 nguyên tử O và 1 nguyên tử H liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 7 + 16 + 1 = 24 đvC

d) Trong phân tử MgCO3:

- Do 3 nguyên tố Mg, C, và O tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 24 + 12 + 16.3 = 84đvC

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

) Các ion S2−,Cl−,K+,Ca2+ đều có số electron bằng số electron của nguyên tử Ar. Hãy dự đoán bán kính của những ion này thay đổi như thế nào. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này ( theo nanomét). b) Hãy dự đoán như trên đối với những ion sau: O2−,F−,Na+,Mg2+,Al3+. Biết mỗi ion đều có số electron bằng số electron của nguyên tử khí hiếm Ne. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này.  
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Các ion  đều có số electron bằng số electron của nguyên tử Ar. Hãy dự đoán bán kính của những ion này thay đổi như thế nào. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này ( theo nanomét).

b) Hãy dự đoán như trên đối với những ion sau: . Biết mỗi ion đều có số electron bằng số electron của nguyên tử khí hiếm Ne. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này.  





Đáp án:

Trong dãy ion có cùng số electron thì bán kính của ion giảm theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử (số điện tích hạt nhân).

a) Những ion  đều có số electron là 18.

Bán kính của những ion này giảm theo chiều số hiệu nguyên tử tăng:

Những bán kính này có bán kính (nm) lần lượt là: 0,184; 0,181; 0,133; 0,099.

b) Tương tự như trên, bán kính các ion giảm dần theo thứ tự: .Những ion này có bán kính lần lượt là 0,140; 0,136; 0,095; 0,065; 0,050 (nm).




Xem đáp án và giải thích
Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (SB ) dài ngày ở nhiệt độ phòng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (SB ) dài ngày ở nhiệt độ phòng?


Đáp án:

Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ Sβ → Sα vậy khi giữ Sβ vài ngày ở nhiệt độ phòng thì:

- Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.

- Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh giảm dần. 

Xem đáp án và giải thích
Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là


Đáp án:

M ↑ = 34,82 => CH5N (0,16); C2H7N (0,06 mol)

Muối gồm A(COONa)2 (3e mol) và NH2-B-COONa (5e mol)

=> n↑ = 2.3e + 5e = 0,22 => e = 0,02 mol

mmuối = 0,06.(A + 134) + 0,1. (B + 83) = 20,34 => 3A + 5B = 200 => A = 0; B = 40 Muối gồm (COONa)2 (0,06); NH2-C3H4-COONa (0,1)

Kết hợp số mol 2 khí nên ta có:

X: CH3NH3OOC -COONH3C2H5 (0,06)

Y: NH2 - C3H4 - COONH3CH3 (0,1) => %mX = 45,36%

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng của Ca(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều khu vực hiện nay. Để xử lý sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+ , Hg2+ … người ta có thể dùng ?

Đáp án:
  • Câu A. H2SO4

  • Câu B. NaCl

  • Câu C. Ca(OH)2

  • Câu D. HCl

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân chất béo trong
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi thủy phân trilinolein trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là


Đáp án:
  • Câu A. C17H31COOH và glixerol

  • Câu B. C15H31COOH và glixerol

  • Câu C. C17H35COONa và glixerol

  • Câu D. C15H31COONa và etanol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…