Có 4 kim loại là : Ca, Na, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 kim loại là : Ca, Na, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.


Đáp án:

* Hòa tan 4 kim loại vào nước thì Na, Ca tác dụng với nước:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2+ H2

Sục từ từ khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có kết tủa là Ca(OH)2: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

* Hai kim loại không tan trong nước đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra nhôm do bị tan ra còn sắt thì không

2NaOH + 2Al + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoan toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X là?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoan toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X là?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí mỏ dầu, khí lò cốc là gì? Nêu thành phần chính của mỗi loại khí này và ứng dụng của chúng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí mỏ dầu, khí lò cốc là gì? Nêu thành phần chính của mỗi loại khí này và ứng dụng của chúng?


Đáp án:

- Khí mỏ dầu còn gọi là khí đồng hành. Khi mỏ dầu có trong các mỏ dầu. Khí thiên nhiên là khí chứa trong các mỏ khí riêng biệt.

- Thành phần của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên ở các mỏ khác nhau dao động như các số liệu ở bảng bên.

Các hợp phần Khoảng % thể tích
Khí mỏ dầu Khí thiên nhiên
Metan 50 ÷ 70 70 ÷ 95
Etan ~20 2 ÷ 8
Propan ~11 ~2
Butan ~4 ~1
Pentan (khí) ~2 ~1
N2, H2, H2S, He, CO2 ~12 4 ÷ 40

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở chu kì 5, nhóm IVB.

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm: a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ. b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:

a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.

b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

 

Đáp án:

Người ta sắp xếp các chất vào cùng một nhóm vì:

a) Đều là nhiên liệu.

b) Đều là gluxit.

Xem đáp án và giải thích
Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2. a. Trình bày sơ đồ điện phân. b. Viết phương trình điện phân. c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2.

a. Trình bày sơ đồ điện phân.

b. Viết phương trình điện phân.

c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.


Đáp án:

a/ Sơ đồ:

Catot (-) <--- Cu(NO3)2 dung dịch ---> Anot (+)

Cu2+, H2O                                             NO3-, H2O

Cu2+  + 2e  --> Cu                                  2H2O --> O2 + 4H+  + 4e

b/ Phương trình điện phân

2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + 4HNO3 + O2

c, H2O là chất nhường e ⇒ Chất khử.

Nồng độ của Cu2+ giảm.

Nồng độ của NO3- không thay đổi nồng độ của H+ tăng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…