Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho từng chất C, Fe, BaCl2, Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, AgNO3, HCl, Fe2O3, FeSO4 lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa‒ khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 8 Đáp án đúng

Giải thích:

Các chất có phản ứng OXH khử là: C, Fe,Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, FeSO4 Chú ý các phản ứng: 3H2S + H2SO4 → 4H2O + 4S H2S + 3H2SO4 → 4H2O + 4SO2 H2SO4 + 2HI → 2H2O + I2 + SO2 2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 10H2O + 9SO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán liên quan tới phản ứng hóa học của đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là.:


Đáp án:
  • Câu A. 0,095 mol

  • Câu B. 0,090 mol.

  • Câu C. 0,12 mol.

  • Câu D. 0,06 mol

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Tìm m 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Tìm m 


Đáp án:

nN2 = 0,1 mol ⇒ nN = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố nito ⇒ nCH3NH2 = 0,2 mol

⇒ m = 0,2. 31 = 6,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:


Đáp án:
  • Câu A. proton và electron.

  • Câu B. nơtron và electron.

  • Câu C. nơtron và proton.

  • Câu D. nơtron, proton và electron.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán nâng cao về amino axit, peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:


Đáp án:
  • Câu A. 4,24

  • Câu B. 3,18

  • Câu C. 5,36

  • Câu D. 8,04

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…