Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X
Chất hữu cơ X (C3H7O2N) có k = 1
X có thể là amino axit H2NCH2CH2COOH hoặc este H2NCH2COOCH3
Ta có: nX = 8,9/89 = 0,1 (mol) ;
nNaOH = 0,1. 1,5 = 0,15 (mol)
0,1 mol X + 0,1 mol NaOH → 0,1 mol muối
Chất rắn gồm muối và NaOH dư → mmuối = 11,7 – 40. 0,05 = 9,7 (gam)
Mmuối = 9,7/0,1 = 97 (g/mol). CTCT của muối là: H2NCH2COONa
Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là: H2NCH2COO-CH3.
Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.
- Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư thấy brom bị nhạt màu và có khí bay ra chứng tỏ có khí SO2. Thu khí thoát ra kí hiệu là khí X.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Đun nhẹ dung dịch thu được ⇒ HBr bay hơi còn H2SO4 đặc.
Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được, thu được khí SO2
Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khí bị hấp thụ hoàn toàn tạo kết tủa màu trắng chứng tỏ có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl thu được CO2
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Câu A. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Câu B. Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
Câu C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Câu D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.
Lập công thức các bazo ứng với cac oxit sau đây: CuO, FeO, Na2O, BaO, Fe2O3, MgO.
Các bazo tương ứng với mỗi oxit là:
CuO : Cu(OH)2;
FeO: Fe(OH)2 ;
Na2O: NaOH;
BaO: Ba(OH)2;
Fe2O3: Fe(OH)3
MgO: Mg(OH)2.
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
Câu A. fructozơ, anđehit axetic, amilopectin, xenlulozơ.
Câu B. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, amilozơ.
Câu C. glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.
Câu D. vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axetanđehit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.