Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là bao nhiêu?
nFe = x mol; nMg = y mol
X + HCl → Muối + H2
mdung dịch tăng = mX – mH2
m2 = 0,4 gam ⇒ nH2 = 0,2 mol
Ta có: nFe + nMg = x + y = nH2 = 0,2 mol (1)
56x + 24y = 8 gam (2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1; y = 0,1 mol
Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.
Hoà tan vào nước được các dung dịch.
Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch. Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím ; 3 dung dịch còn lại làm quỳ tím chuyển thành màu hồng nhạt.
Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch (NH4)2SO4 tạo kết tủa trắng.
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại. Dung dịch NH4Cl tạo kết tủa trắng. Còn lại là NH4NO3.
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)
Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2−
⇒ X: H2N-CH2-COOH
Theo số liệu ở bảng 1 Bài 1 trang 8:
a) Hãy tính khối lượng g của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 notron, 7 electron) (Đây là phép tính gần đúng).
b) Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử.
a) Tổng khối lượng của electron: 7 × 9,1.10-28 = 63,7.10-28g
- Tổng khối lượng của proton: 7 × 1,67.10-24 = 11,69.10-24g
- Tổng khối lượng của notron: 7 × 1,675.10-24 = 11,72.10-24g
Khối lượng của nguyên tử nitơ = me + mp + mn = 23,43.10-24g.
b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử
Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.
- Lấy chất trong từng lọ đem hòa tan bằng dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp có chứa FeO và Fe2O3 và tan nhưng không sinh ra khí. 2 hỗn hợp kia tan và kèm theo hiện tượng thoát khi:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H20
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
- Lấy phần dung dịch của hai hỗn hợp chưa nhận được, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào
+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO do tạo dung dịch FeCl2 khi tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa màu trắng xanh
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3 do tạo dung dịch hỗn hợp FeCl2 và FeCl3 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh lẫn nâu đỏ
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl
FeCl2 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3NaCl
Câu A. 6
Câu B. 5
Câu C. 7
Câu D. 4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.