Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
nCu = 0,12 mol
nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,12 0,32 0,12
0,12 0,32 0,08 0,12
0 0 0,04
mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam
Ở điều kiện thường, cacbohiđrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2.
Câu A. saccarozơ
Câu B. fructozơ
Câu C. glucozơ
Câu D. xenlulozơ
Hỗn hợp A ở thể lỏng chứa hexan và một amin đơn chức. Làm bay hơi 11,6 g A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 4,8 g oxi ở cùng nhiệt độ và áp suất. Trộn 4,64 g A với m gam O2 (lấy dư) rồi đốt cháy. Sau phản ứng thu được 6,48 g nước và 7,616 lít hỗn hợp khí gồm CO2, N2 và O2 còn dư. Dẫn hỗn hợp khí này qua dung dịch NaOH (có dư) thì thể tích còn lại là 1,344 lít (các thể tích ở đktc).
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của amin trong hỗn hợp A.
b) Tính m.
a) Số mol hai chất trong 11,6g A=
Số mol hai chất trong 4,64g A= (
2C6H14 + 19O2 → 12CO2 + 14H2O
CxHyOz + (x+) O2 → x CO2 + H2O + N2
Số mol H2O=
Số mol CO2+ N2+ O2 còn dư=
Số mol N2+ O2 còn dư=→số mol CO2= 0,34-0,06=0,28mol
→m C= 0,28.12= 3,36g
→m N trong 4,64 g A= 4,64-3,36-0,72=0,56g
Số mol CxHyN=
→ n C6H14= 0,06- 0,04= 0,02mol
Khi đốt 0,02 mol C6H14 sinh ra 0,12 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Vậy khi đốt 0,04 mol CxHyN số mol CO2 sinh ra là 0,28-0,12=0,16 mol
Số mol H2O là: 0,36 - 0,14= 0,22 mol
Vậy
Công thức phân tử là C4H11N.
Các công thức cấu tạo :
CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - NH2 butylamin
CH3- CH(CH3)-CH2-NH2 isobutylamin
CH3
I
CH3-C-NH2 tert-butylamin
I
CH3
CH3-CH2-CH(CH3)-NH2 sec-butylamin
CH3 - CH2 - CH2 - NH - CH3 metylpropylamin
CH3 – CH(CH3) - NH - CH3 metylisopropylamin
CH3 - CH2 - NH - CH2 - CH3 đietylamin
CH3 – N(CH3) -CH2 -CH3 etylđimetylamin
b) Khối lượng O trong 0,36 mol H2O là : 0,36.16 = 5,76 (g)
Khối lượng O trong 0,28 mol CO2 là : 0,28.32 = 8,96 (g)
Số mol O2 còn dư :
Khối lượng O2 còn dư : 0,04.32 = 1,28 (g)
Khối lượng O2 ban đầu : m = 5,76 + 8,96 + 1,28 = 16 (g)
Nguyên tử của nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất? Tại sao?
Nguyên tử của nguyên tố Flo có giá trị độ âm điện lớn nhất vì:
- Flo là phi kim mạnh nhất.
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA có độ âm điện lớn nhất so với các nguyên tử các nguyên tố trong cùng chu kì. Trong một nhóm A độ âm điện của nguyên tử của nguyên tố đứng đầu là lớn nhất.
Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam KOH. Tính m ?
Số mol K2O là: nK2O =0,12 mol
K2O + H2O → 2KOH
0,12 → 0,24 (mol)
Khối lượng KOH có trong dung dịch thu được là:
mKOH = nKOH.MKOH = 0,24.56 = 13,44 gam.
Hãy cho biết tính chất hóa học quan trọng nhất của nước Gia - ven, clorua vôi và ứng dụng của chúng. Vì sao clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia - ven?
- Tính chất hóa học quan trọng nhất của nước Gia-ven, clorua vôi là tính oxi hóa mạnh.
- Ứng dụng chủ yếu của nước Gia-ven, clorua vôi là: tẩy trắng vải sợi, giấy, sát trùng, tẩy uế,...
- Clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven là do clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.